Biệt động Sài Gòn – Linh hồn của ngày 30 tháng 4 và những điều có thể bạn chưa biết

Sau bao nhiêu năm nhưng Biệt động Sài Gòn đến thời điểm này vẫn luôn mang giá trị tinh thần lớn lao với khán giả Việt

Số phận Thúy An - cô bán cháo vịt trong "Biệt động Sài Gòn" giờ ra sao?

Là bộ phim đầu tiên và duy nhất của điện ảnh Việt Nam tái hiện lại những chiến công của đội biệt động Sài Gòn trong kháng chiến chống Mỹ, bộ phim của đạo diễn Long Vân gồm 4 tập lần lượt có tên Điểm Hẹn, Tình Lặng, Cơn Giông, Trả Lại Tên Cho Em.

Biệt động Sài Gòn – Linh hồn của ngày 30 tháng 4 và những điều có thể bạn chưa biết - 1

Phim "Biệt động Sài Gòn" quy tụ các diễn viên: Quang Thái, Hà Xuyên, Thanh Loan, Thương Tín, Thúy An, Bùi Cường...

Biệt động Sài Gòn không chỉ miêu tả cảnh ngoài chiến trường với những súng đạn và đổ máu, sự hung hãn của kẻ thù và tinh thần chiến đấu ngút trời của người Việt, nó còn tái hiện lại cuộc đấu trí căng thẳng của những chiến sĩ hoạt động bí mật trong lòng địch. Mặt khác, bộ phim cũng phần nào khắc hoạ được chất tình giữa muôn nghìn chất thép của người chiến sĩ Việt Nam.

Bộ phim được chia thành 4 tập nhỏ, mỗi tập lại là một chặng khác nhau của câu chuyện chiến đấu và mối quan hệ giữa 3 nhân vật Tư Chung (Quang Thái) - Ngọc Mai (Hà Xuyên)  - Huyền Trang (Thanh Loan).

Biệt động Sài Gòn – Linh hồn của ngày 30 tháng 4 và những điều có thể bạn chưa biết - 2

Nghệ sĩ Hà Xuyên ấn tượng với gương mặt sắc sảo, hợp vai với vai diễn Ngọc Mai đài các.

Ngoài nội dung phim, Biệt động Sài Gòn còn khiến khán giả chú ý vì những thông tin bên lề khác.

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đặt tên cho phim "Biệt động Sài Gòn"

Ban đầu, đạo diễn Long Vân để tên tác phẩm là Thiên thần ra trận, nhưng Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (khi ấy là Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh) khi biết được tỏ ý không bằng long.

Theo ông, thiên thần chưa chắc đã lập được chiến công hiển hách như những chiến sĩ biệt động, đồng thời, tại sao không để là Biệt động Sài Gòn để lột tả chân thực được thực tế diễn ra. Thấy ý kiến quá chí lý, ngay sau khi làm tập 1, đạo diễn đã đổi lại tên tác phẩm của mình.

Biệt động Sài Gòn – Linh hồn của ngày 30 tháng 4 và những điều có thể bạn chưa biết - 3

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (khi ấy là Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh)

Đạo diễn Long Vân và duyên nợ với Sài Gòn

Trong cuộc đời biết bao nhiêu năm làm phim của mình, nếu nói đạo diễn Long Vân vẫn còn duyên nợ với Sài Gòn thì không hề sai. Bởi hãy để ý xem, trong số những bộ phim ông tham gia chỉ đạo, có khá nhiều phim gắn thêm hai chữ “Sài Gòn”. Tiêu biểu như “Biệt động Sài Gòn”, “Hẹn gặp lại Sài Gòn”, “Giải phóng Sài Gòn” và sau này với vai trò cố vấn của phim truyền hình dài tập “Những đứa con biệt động Sài Gòn”.

Biệt động Sài Gòn – Linh hồn của ngày 30 tháng 4 và những điều có thể bạn chưa biết - 4

Đạo diễn Long Vân chỉ đạo đoàn phim từ xa

Chấp nhận “hành hạ” con gái ruột duy nhất để có tác phẩm chân thực

Đạo diễn Long Vân đã từng “mời gãy lưỡi” thì con gái duy nhất của ông là diễn viên nhí Vân Dung mới chịu vào vai em bé bán báo.

Sau khi tham gia phim, dù là nhân vật không có thật ngoài đời và cũng không có trong kịch bản, nhưng đạo diễn vẫn rất chỉn chu cho nhân vật này vì muốn nói rằng trong tổ chức của biệt động Sài Gòn có đủ các tầng lớp xã hội.

Cảnh phim có lẽ đáng nhớ nhất với em bé bán báo, chính là phân cảnh em bị địch tra tấn bằng cách bỏ vào thùng rắn độc.

Biệt động Sài Gòn – Linh hồn của ngày 30 tháng 4 và những điều có thể bạn chưa biết - 5

Diễn viên nhí Vân Dung

Ông thuê khoảng hai chục con rắn khỏe của một nhà hàng chuyên bán rắn, thuê luôn cả nhân viên cửa hàng rắn đóng người tra tấn để anh ta điều khiển chúng cho an toàn.

Ông giấu nhẹm chuyện những con rắn này đã bị nhổ hết răng và cắt bỏ nọc, đuôi bị cột chặt lại để Vân Dung kinh hoàng, khóc thét… sao cho chân thực nhất.

Thế mới thấy, dù là đã chấp nhận “hành hạ” con gái trong một khoảnh khắc nào đó, nhưng ông vẫn luôn đặt sự an toàn của con và đoàn phim đến mức cao nhất.

Sự khắt khe đến phát xít với toàn bộ dàn diễn viên

Thực sự hiếm có đạo diễn nào “phát xít” với diễn viên mà lại nhận được sự ủng hộ và chấp hành nghiêm chỉnh như đạo diễn Long Vân. Ông yêu cầu diễn viên Lan Hương đóng vai bà Hoàng Thị Loan phải đi học một tuần để biết được kỹ thuật dệt vải thời kỳ đầu thế kỷ 20, nhằm thực hiện cảnh quay bà dệt vải và chết bên khung dệt.

Diễn viên Tiến Hợi đã bị bắt ăn gan lợn, gan gà, vịt trong thời gian dài để đôi mắt sáng lên, diễn tả thực và gần giống với người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành hơn.

Ngoài ra, đạo diễn Long Vân còn yêu cầu diễn viên Thu Hà (vai Út Vân) phải ở trong một khu riêng, hạn chế giao thiệp với mọi người, hạn chế ăn để giảm cân và đọc kỹ kịch bản và nhen nhóm cảm xúc, suy nghĩ tìm tòi cách biểu hiện sao cho có được “một giọt nước mắt rơi đúng lúc trong một cảnh khó nhất”.

May mắn là, toàn bộ đoàn làm phim đều chung một tư tưởng, đó là đã làm nghệ thuật thì phải làm nghiêm chỉnh. Chính vì lẽ đó mà Biệt động Sài Gòn đến nay vẫn còn nguyên giá trị văn hoá và lịch sử.

Cuộc đời diễn viên ”Biệt động Sài Gòn” mua nửa chuồng nuôi lợn để ở

Diễn viên “Biệt động Sài Gòn” từng sống trong ngôi nhà 9m2, trước đây vốn là chuồng lợn của người ta, được ông...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quỳnh Anh ([Tên nguồn])
Hậu trường phim Việt Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN