Việt Nam trong top các quốc gia bị đe dọa an ninh mạng từ USB, CD/DVD,...

Phần mềm độc hại phát tán qua USB, CD/DVD và các phương thức ngoại tuyến khác đang đe dọa 64,6% người dùng internet tại Việt Nam.

Theo báo cáo mới nhất từ Kaspersky Security Network (KSN), số lượng mối đe dọa trực tuyến và ngoại tuyến tại Việt Nam giảm so với năm 2019, lần lượt giảm 14,2% và 27,8%. Kết quả này cho thấy nỗ lực không ngừng nghỉ của Việt Nam nhằm tạo ra không gian mạng an toàn trong bối cảnh số lượng người dân phải làm việc ở nhà tăng cao vì đại dịch COVID-19. 

Cụ thể, trong giai đoạn tháng 1 - 12/2020, các sản phẩm Kaspersky phát hiện 64.354.130 các mối đe dọa mạng khác nhau tại Việt Nam. Số liệu này năm 2019 là 75.004.388. Tỉ lệ người dùng tại Việt Nam bị ảnh hưởng bởi mối đe dọa mạng trong năm 2020 là 39,1% - tương ứng vị trí thứ 19 trên toàn cầu năm 2020, giảm 2 bậc so với năm 2019.

Việt Nam đứng thứ 19 trên thế giới về các mối đe dọa trực tuyến, và thứ 8 về các mối đe dọa ngoại tuyến. (Ảnh minh họa)

Việt Nam đứng thứ 19 trên thế giới về các mối đe dọa trực tuyến, và thứ 8 về các mối đe dọa ngoại tuyến. (Ảnh minh họa)

Ông Yeo Siang Tiong - Tổng Giám đốc Kaspersky Đông Nam Á cho biết: “Năm 2020, ngoài vấn đề đại dịch thì chuyển đổi môi trường làm việc sang trực tuyến là một thay đổi đáng ghi nhớ. Trong đó, việc phụ huynh phải vừa cân bằng giữa làm việc và giúp đỡ con cái học hành trực tuyến đã tạo ra không ít căng thẳng lên tâm lý và tình cảm, đồng thời cũng tạo ra kịch bản hoàn hảo cho tội phạm mạng lợi dụng để tấn công”.

“Trong năm qua, chúng tôi ghi nhận nhiều sự cố lừa đảo và thủ pháp kỹ thuật xã hội nhắm vào tâm lý người dùng để đánh cắp tiền bạc hoặc thông tin của họ. Trong đó, phần lớn đã lợi dụng bối cảnh COVID-19 để trục lợi. Ngăn chặn những vấn đề này đòi hỏi sự bình tĩnh và cảnh giác cao độ, điều rất khó có được khi chúng ta đang giữa giai đoạn đại dịch đầy xáo động”, ông chia sẻ thêm.

Số liệu từ KSN cũng cho thấy, trong năm 2020, Malaysia và Philippines có số lượng mối đe dọa mạng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á với lần lượt 48.751.943 và 44.420.695 mối đe dọa.

Ngoài ra, Kaspersky cũng ghi nhận 268.515.947 sự cố ngoại tuyến tại Việt Nam trong năm vừa qua. So với cùng kỳ năm 2019, số lượng này đã giảm từ 371.979.051 sự cố, tương ứng 27,8%. 

Số liệu từ Kaspersky cũng cho thấy 64,6% người dùng internet tại Việt Nam bị ảnh hưởng bởi mối đe dọa ngoại tuyến, tương ứng với vị trí thứ 8 trên thế giới về các mối nguy hiểm liên quan đến phần mềm độc hại phát tán qua USB, CD/DVD và các phương thức ngoại tuyến khác. Năm 2019, Việt Nam đứng thứ 6 trên toàn thế giới về số lượng mối đe dọa ngoại tuyến.

Singapore là quốc gia trong khu vực có số lượng sự cố ngoại tuyến thấp nhất trong năm 2020 với 4.414.623 mối đe dọa.

So sánh số lượng mối đe dọa trực tuyến và ngoại tuyến tại Việt Nam trong năm 2019 và 2020, theo số liệu của Kaspersky.

So sánh số lượng mối đe dọa trực tuyến và ngoại tuyến tại Việt Nam trong năm 2019 và 2020, theo số liệu của Kaspersky.

Ông Yeo Siang Tiong đánh giá: Bất chấp tình hình đầy thách thức do đại dịch gây ra, Việt Nam vẫn đạt được những kết quả tích cực về an ninh mạng nhờ nỗ lực phối hợp của chính phủ và các đối tác tư nhân trong chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020” do Trung tâm An ninh mạng Quốc gia (NCSC) phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước triển khai.

Nhờ chiến dịch, số lượng IP Botnet đã giảm gần một nửa và hơn 1,2 triệu máy tính đã được quét, phát hiện hơn 400.000 trong số đó bị nhiễm phần mềm độc hại.

“Khi khu vực công trong nước tiếp tục nỗ lực hướng tới xây dựng một không gian mạng an toàn hơn, các cá nhân và doanh nghiệp vẫn cần ghi nhớ rằng tội phạm mạng không bao giờ ngủ. Do đó, hệ thống phòng thủ trực tuyến của chúng ta phải được tự động hóa, chủ động và hoạt động dựa trên thông tin tình báo”, ông cảnh báo.

Đối với các công ty vẫn áp dụng hình thức làm việc tại nhà, các chuyên gia Kaspersky khuyến nghị:

- Đảm bảo nhân viên có đầy đủ tài nguyên cần thiết khi họ làm việc tại nhà, và có bộ phận IT hỗ trợ ngay khi gặp vấn đề về bảo mật.

- Triển khai đào tạo nhận thức bảo mật cơ bản cho nhân viên như quản lý tài khoản và mật khẩu, email, bảo mật điểm cuối và duyệt web.

- Áp dụng các biện pháp bảo vệ dữ liệu chính yếu như thay đổi cách bảo vệ mật khẩu, mã hóa thiết bị làm việc và sao lưu dữ liệu.

- Cập nhật vá lỗi cho các thiết bị, phần mềm, ứng dụng và dịch vụ.

- Cài đặt phần mềm bảo vệ trên tất cả thiết bị điểm cuối bao gồm thiết bị di động và bật tường lửa.

- Đảm bảo quyền truy cập vào báo cáo tình báo các mối đe dọa mới nhất để tăng cường giải pháp bảo vệ. Kaspersky cung cấp miễn phí thông tin dữ liệu mối đe dọa liên quan đến COVID-19.

- Kiểm tra bảo vệ sẵn có trên thiết bị di động và đảm bảo tính năng chống trộm như định vị thiết bị từ xa, khóa và xóa dữ liệu, khóa màn hình, mật khẩu và bảo mật sinh trắc học (Face ID hoặc Touch ID) và kiểm soát ứng dụng được bật và chỉ có nhân viên của công ty mới có quyền sử dụng.

- Ngoài thiết bị điểm cuối, bảo vệ "đám mây" và cơ sở hạ tầng ảo cũng vô cùng quan trọng.

Đối với cá nhân làm việc và học tập tại nhà, Kaspersky khuyến nghị:

- Đảm bảo bộ định tuyến hỗ trợ và hoạt động trơn tru khi truyền Wi-Fi đồng thời đến nhiều thiết bị, ngay trong thời điểm có nhiều nhân viên đang trực tuyến và có lưu lượng truy cập lớn (như trường hợp sử dụng hội họp qua video).

- Thường xuyên cập nhật bộ định tuyến để phòng ngừa các vấn đề bảo mật có thể xảy ra.

- Cài đặt mật khẩu mạnh mẽ cho bộ định tuyến và mạng Wi-Fi.

- Sử dụng thiết bị do công ty cung cấp để làm việc để tránh rò rỉ thông tin và các vấn đề bảo mật khác.

- Không chia sẻ thông tin tài khoản làm việc cho bất kỳ ai.

- Khi gặp bất kỳ vấn đề khi làm việc tại nhà, nên báo cho đội ngũ IT của công ty.

Nói chung, hãy áp dụng quy tắc sau để có môi trường mạng lành mạnh: Sử dụng mật khẩu mạnh cho tất cả tài khoản, không mở liên kết hoặc email không đán tin, không cài đặt phần mềm từ bên thứ 3, luôn cảnh giác và sử dụng giải pháp bảo mật đáng tin cậy.

Nguồn: [Link nguồn]

2 trường hợp tiết lộ dữ liệu cá nhân của người khác có thể bị phạt tới 80 triệu (dự thảo)

Bộ Công an đang lấy ý kiến đóng góp đối với Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN