Một năm nhìn lại, bạn có phải là người bừa bộn trên không gian số?

Sự bừa bộn trên không gian số (digital clutter) là một kết quả của thời đại số hoá.

Năm mới là khoảng thời gian để nhiều người quyết tâm từ bỏ một thói quen đã cũ, học những điều mới, xây dựng thói quen quản lý tài chính khôn ngoan hơn,... Bên cạnh những đầu mục đã quá quen thuộc trong kế hoạch năm mới, công ty an ninh mạng toàn cầu Kaspersky mới đây đã đề xuất một giải pháp thiết thực và thông minh mà người dùng cần bổ sung cho năm 2024: Bảo vệ dữ liệu cá nhân bằng cách dọn dẹp sự bừa bộn trên không gian số (digital clutter).

Sự bừa bộn trên không gian số (digital clutter) là một kết quả của thời đại số hoá, xảy ra khi người dùng các thiết bị tạo ra tài liệu và tập tin số với tốc độ không thể kiểm soát được. Người dùng cài đặt nhiều ứng dụng hơn số lượng thực tế mà họ sử dụng, hiếm khi cập nhật chúng và thường không điều chỉnh cài đặt bảo mật/quyền riêng tư của những ứng dụng này đúng cách.

Sự bừa bộn trên không gian số là một hiện tượng mới gây nhiều rủi ro, hệ lụy. (Ảnh minh họa)

Sự bừa bộn trên không gian số là một hiện tượng mới gây nhiều rủi ro, hệ lụy. (Ảnh minh họa)

Đa phần người dùng trong những trường hợp này thường không quá bận tâm về giới hạn bộ nhớ, từ đó cũng trở nên thờ ơ với việc xem lại các tệp tài liệu cũng như cập nhật ứng dụng. Ví dụ: Người dùng thường cài đặt 12 ứng dụng Android mỗi tháng nhưng chỉ xoá 10 ứng dụng, nên suy cho cùng họ đã thêm 2 ứng dụng vào thiết bị của mình mỗi tháng nhưng lại không thường xuyên sử dụng chúng.

Điều này đồng nghĩa với việc rác thải số sẽ được lưu trữ trên các thiết bị hoặc trong đám mây mãi mãi. Tất cả những thứ này tạo nên “sự bừa bộn trên không gian số”.

Bên cạnh đó, việc người dùng bảo trì nội dung thiết bị kém cũng tạo ra sự bừa bộn trên không gian số. Dữ liệu của Kaspersky cho thấy, khoảng 55% người dùng thường xuyên sửa đổi nội dung trên thiết bị của họ và xóa các tài liệu và ứng dụng không sử dụng. Trong khi đó, 32% trường hợp người dùng thỉnh thoảng sắp xếp đống dữ liệu số của họ và 13% người dùng không xóa bất kỳ tài liệu và ứng dụng nào.

Một báo cáo khác của Kaspersky cho thấy, 5 dữ liệu hàng đầu thường được lưu trữ trên các thiết bị là ảnh và video thông thường (90%), ảnh và video về du lịch và email cá nhân (mỗi dữ liệu có tỷ lệ 89%), thông tin địa chỉ/thông tin liên hệ (84%) và tin nhắn cá nhân qua SMS/IM (79%). 

Một nghiên cứu mà Kaspersky thực hiện với OnePoll vào năm 2019 cho thấy, việc sắp xếp và bảo quản thức ăn trong tủ lạnh có nét tương đồng với thói quen lưu trữ dữ liệu của người dùng, từ đó cho thấy nguy cơ bảo mật dữ liệu của họ. Cụ thể, hai phần ba (66%) những người đã vô tình mua cùng một món đồ để vào tủ lạnh hai lần cũng gặp khó khăn khi tìm tài liệu hoặc hồ sơ khi đang làm việc. 

Năm 2023 chứng kiến ​​ít nhất ba sự cố mạng lớn ở Philippines khiến người dân nơi đây cảm thấy sợ hãi, tức giận và thất vọng. Các cuộc tấn công ransomware đến rò rỉ dữ liệu làm tổn hại đến dữ liệu công cộng và thông tin tài chính cá nhân, không chỉ đe doạ cấp chính phủ và doanh nghiệp mà đặc biệt còn tác động đến những người dân bình thường - những người không nghĩ rằng họ sẽ bị ảnh hưởng cho đến khi các cuộc tấn công xảy ra. 

Ông Yeo Siang Tiong - Tổng Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Kaspersky cho biết: Trong lĩnh vực an ninh mạng, giáo dục là hình thức phòng thủ mạnh mẽ nhất. Chúng ta càng tự trang bị kiến thức và chuẩn bị kỹ càng thì khả năng giảm thiểu rủi ro đối với dữ liệu cá nhân và tiền bạc càng cao.

“Chỉ có khoảng 8% số người đạt được mục tiêu trong năm mới do thiếu kiểm soát cá nhân, căng thẳng quá mức và cảm xúc tiêu cực. Tôi cho rằng chúng ta nên bắt đầu từ những việc nhỏ cho đến khi nó trở thành thói quen. Một vài thay đổi đơn giản lúc đầu sẽ giúp ích rất nhiều trong việc bảo vệ bản thân và dữ liệu cá nhân. Hãy kiên trì và quan trọng hơn hết là tìm sự giúp đỡ” ông Yeo cho biết thêm.

Nguồn: [Link nguồn]

Mỗi tháng phát hiện hơn 1.700 bài đăng rao bán dữ liệu trên các web đen

Những bài đăng này do tội phạm mạng tạo ra để mua, bán hoặc phân phối dữ liệu đánh cắp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NGỌC PHẠM ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN