Không biết những nghề 4.0 "hái ra tiền" này, coi chừng thành "người tối cổ"

Sự kiện: Công nghệ

Có ai ngờ được rằng ngày hôm nay game trở thành e-Sports, cuốn nhật ký trở thành vblog triệu người xem và một kênh YouTube review phim có thể mang lại thu nhập "khủng".

Thay vì ngồi gõ bàn phím trong bốn bức tường với một công việc "ổn định", thế hệ bây giờ đã có thể tạo ra nghề mới từ sở thích riêng: Du lịch, ẩm thực, chụp ảnh, thiết kế, thậm chí là tán gẫu hay chơi game. Công việc có thể làm ở mọi nơi, mọi lúc chỉ cần trong tay có những thiết bị công nghệ 4.0 hỗ trợ. Đây là một thực tế đang diễn ra, đặc biệt với thế hệ Z thích làm việc tự do.

Bình luận về chủ đề này trên một fanpage gần 7 triệu người theo dõi, hàng ngàn chia sẻ đã nhắc tới những nghề hoàn toàn mới mà họ đã nhìn thấy hoặc chính bản thân họ đang theo đuổi, như fashionista, food blogger, food stylist, travel blogger, creative director, gamer,... Theo những bạn trẻ này, hơn ai khác chính bản thân người trong cuộc hiểu được mình giỏi gì và muốn gì, điều quan trọng là có dám theo đuổi đến cùng hay không.

Lớn lên em làm nghề gì? Những câu trả lời như lập trình viên, nhân viên IT,... có lẽ đã không còn mới mẻ bằng fashionista, vblogger, gamer,...

Lớn lên em làm nghề gì? Những câu trả lời như lập trình viên, nhân viên IT,... có lẽ đã không còn mới mẻ bằng fashionista, vblogger, gamer,...

"Mình giỏi nhiều nhưng giỏi nhất chưng diện, chắc phù hợp làm fashionista. Dù nhiều khó khăn nhưng mình vẫn quyết theo nghề fashionista", lời bình luận nghe có vẻ đùa vui nhưng Facebooker này đã nói đúng về nghề fashionista đang hiện hữu. Những người có gu ăn mặt thời trang, chưng diện thu hút ánh nhìn đã tạo thành một cộng đồng fashionista có sức ảnh hưởng đáng kể trên mạng xã hội, được săn đón bởi các nhãn hiệu thời trang.

Theo Châu Bùi (nữ fashionista nổi tiếng sở hữu fanpage gần nửa triệu lượt like và kênh YouTube gần 400.000 sub), trước giờ nhiều người nghĩ rằng fashionista là một nghề lạ, thậm chí còn có người xem đây chẳng phải là một nghề. Thế mà 4 năm trôi qua, cái nghề, cái nghiệp lạ này đã theo chân cô từ những buổi chụp hình nhỏ lẻ đến sàn diễn quy mô thế giới. Hiện, mỗi video của cô khi đăng lên mạng thu hút hàng trăm ngàn lượt xem, giúp các fan "mix" đồ xuống phố.

"Châu vẫn luôn coi thời trang là “xương sống” cho sự nghiệp của mình và đưa hình ảnh của mình trên các phương tiện truyền thông ngày một gần gũi hơn với khán giả. Đó chính là thứ gọi là nghề 4.0", Châu Bùi chia sẻ và khẳng định: "Mình có thể làm rất nhiều việc, nhưng việc mình giỏi nhất vẫn là đổi mới bản thân, không ngại trở thành nhiều phiên bản khác nhau của Châu Bùi".

Giỏi chưng diện và thích "sống ảo" trên mạng xã hội là một tố chất để trở thành fashionista.

Giỏi chưng diện và thích "sống ảo" trên mạng xã hội là một tố chất để trở thành fashionista.

Còn nói về nghề food stylist, người đầu tiên làm việc trong lĩnh vực này tại Việt Nam là Thùy Dương. Cô nhớ lại quá khứ: 8 tuổi, người lớn hỏi Dương là "Con học giỏi môn gì?". Trong khi xung quanh bạn bè toàn giỏi toán với văn thì cô trả lời "Con giỏi vẽ ạ!". Đến 18 tuổi, khi bạn bè thi đại học toàn ngành "hot" thì Thùy Dương xém bỏ thi vì không thấy hợp ngành nào.

"25 tuổi, các bạn người thì lập gia đình, người đã đi làm ổn định. Mình mới bắt đầu thật sự quyết tâm theo đuổi ước mơ mà từ nhỏ ai cũng nói không thực tế. Làm nghệ thuật, làm những gì liên quan đến thủ công, làm đẹp cho đời. Và thế là mình trở thành food stylist. Mình thật sự kiếm tiền từ công việc trang trí, tạo dáng ẩm thực. Mình truyền cảm hứng tới những bạn trẻ khác cũng yêu công việc này như mình", Dương chia sẻ công việc hiện tại.

"Mình giỏi rất nhiều nghề. Nhưng mình giỏi nhất là sắp xếp đồ ăn, vì người sắp xếp đồ ăn là một nghệ sĩ đó, hô biến món ăn dung dị thành bức tranh nghệ thuật", food stylist đầu tiên của Việt Nam tự khẳng định bản thân.

Food stylist có thể xem như nghề "trang điểm" cho đồ ăn thời 4.0.

Food stylist có thể xem như nghề "trang điểm" cho đồ ăn thời 4.0.

Trong khi đó, vblogger Giang Ơi với kênh YouTube hơn 1,1 triệu sub đã đăng tải một status rất dài để kể về cái nghề, cái nghiệp của mình. Theo Giang, một trong những điểm tuyệt vời nhất của thời đại ngày nay là có thể biến sở thích thành công việc kiếm sống. Việc này được thực hiện nhờ sử dụng một công cụ vô cùng ưu việt - công nghệ. Công nghệ có thể kết nối bạn với người khác và từ đó, bạn có thể tạo ra giá trị đáp ứng nhu cầu của họ bằng những việc bạn vẫn thích làm dù những việc ấy có vẻ như chỉ để giải trí.

"Ngày xưa những đứa trẻ như mình chỉ biết chơi điện tử, viết nhật ký và xem phim vì sở thích. Có ai ngờ được rằng ngày hôm nay điện tử trở thành giải e-Sports, cuốn nhật ký trở thành blog cá nhân và mấy bộ phim trở thành kênh review mang lại thu nhập cho chúng mình? Trong rất nhiều trường hợp, chiếc điện thoại kết nối internet trong tay bạn sẽ có thể giúp bạn biến sở thích thành một công việc", Giang dẫn chứng.

Game thủ đã giành giải thưởng 3 triệu USD với chức vô địch thế giới tựa game sinh tồn Fortnite.

Game thủ đã giành giải thưởng 3 triệu USD với chức vô địch thế giới tựa game sinh tồn Fortnite.

Giang cũng lưu ý, nghề cũ hay nghề mới, đam mê hay không đam mê, những khó khăn thử thách đều sẽ có. Hãy hiểu rõ điều này để không “thất vọng vì đam mê” vì hoá ra nó chẳng vui như bạn nghĩ. Nhưng nếu trong tim bạn cảm thấy vui khi làm nó, đôi tay bạn mong muốn được mày mò để có thể làm tốt hơn, và khi làm nó bạn vui nhiều hơn buồn, thì hãy kiên trì với nó.

Góp phần mở lối và giúp giới trẻ hành động cho đam mê như trên chính là nhờ mạng Internet cùng các thiết bị công nghệ hiện đại. Đó cũng được biết đến là triết lý của những hãng công nghệ hướng tới người trẻ như Samsung: Không ngừng khám phá, thay đổi, phát minh và tái định nghĩa các chuẩn mực, vì sáng tạo là không giới hạn để tạo ra những điều không thể. Từ đó, những sản phẩm công nghệ do hãng công nghệ Hàn Quốc này tạo ra đã phục vụ nhu cầu của người dùng và nâng tầm cuộc sống, kiến tạo nên tương lai tốt đẹp.

Tuy nhiên, công nghệ vẫn chỉ là công cụ. Chẳng hạn khi chỉ mới có kênh YouTube/Instagram và một chiếc smartphone, bạn muốn trở thành một vblogger thì cần phải học hỏi kỹ năng chụp ảnh, quay và dựng phim trên di động, kỹ năng sử dụng mạng xã hội,... Bạn cũng cần có năng khiếu nói chuyện trước các fan, hiểu và bắt "trend" thật nhanh. Quan trọng hơn hết vẫn là vượt qua mọi rào cản từ các thế hệ trước vốn có thể chưa hiểu hết về con đường 4.0 của bạn.

Sự thật là bất cứ công việc chân chính nào, dù bạn có đam mê nó hay không, đều sẽ rất khó khăn và yêu cầu sự nỗ lực nghiêm túc cho nó. Những nghề nghiệp mới của thời công nghệ bùng nổ thường bị nhiều người nghĩ rằng nó là nghề “ngồi chơi ăn tiền”, “chơi game cũng ra tiền”, “đi du lịch cũng được trả tiền”, “bôi son phấn đứng chụp ảnh cũng ăn tiền”. Nhưng nếu nó thực sự dễ như vậy, chẳng phải ai cũng sẽ làm hay sao?

Nguồn: [Link nguồn]

Giới trẻ làm điều không thể: YouTuber triệu fan, gamer thu nhập tiền tỉ

Giới trẻ ngày nay đang làm chủ công việc của mình với những kênh YouTube triệu fan hay vào vai một game thủ đánh đâu thắng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN