Kho kim cương 12,8 tỉ năm tuổi tiết lộ sốc về sự sống ngoài Trái đất

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới đã tìm ra một kho kim cương theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng: Xương sống của mọi sự sống trong 10 thiên hà khoảng 12,8 tỉ năm tuổi.

Theo tờ Space, Kính viễn vọng không gian James Webb do NASA phát triển và điều hành chính đã tìm ra bụi carbon giống kim cương trong các thiên hà có thể hình thành chỉ vài trăm năm sau vụ nổ Big Bang khai sinh vũ trụ.

Việc phát hiện ra bụi carbon sớm như vậy có thể làm lung lay các lý thuyết xung quanh quá trình tiến hóa hóa học của vũ trụ.

Bụi carbon "giống kim cương" được phát hiện bởi James Webb nhờ khả năng chụp xuyên không - thời gian - Ảnh: NASA

Bụi carbon "giống kim cương" được phát hiện bởi James Webb nhờ khả năng chụp xuyên không - thời gian - Ảnh: NASA

Trước đây người ta tin rằng các quá trình tạo ra và phân tán các nguyên tố nặng hơn như carbon sẽ mất nhiều thời gian hơn, không thể tồn tại trong những thiên hà trẻ như thế.

Phát hiện đặc biệt này đến từ cuộc khảo sát xuyên không - thời gian 10 thiên hà cổ đại. Về nguyên tắc, hình ảnh chúng ta nhìn thấy về một vật thể có độ trễ tương ứng với thời gian mà ánh sáng từ vật thể ấy chạm đến chúng ta.

Bằng cách nhìn xa vào nơi cách hàng tỉ năm ánh sáng, James Webb đã đem về hình ảnh của quá khứ 12,8 tỉ năm trước, khi các thiên hà này còn rất trẻ và trong một vũ trụ cũng còn rất trẻ.

Bụi carbon mà họ nhìn thấy thậm chí đã phát triển thành phân tử hydrocarbon thơm (PAH), điều dường như không thể tin nổi vào thời điểm gần 13 tỉ năm trước.

Như nhiều nghiên cứu khác đã chứng minh, vũ trụ sau Big Bang vốn rất đơn điệu, chủ yếu chỉ làm từ hydro và heli.

Theo các lý thuyết được chấp nhận rộng rãi, các nguyên tố nặng hơn chỉ được tổng hợp sau đó, nhờ hàng triệu thế hệ sao. Hạt nhân của mỗi ngôi sao chính là lò phản ứng tạo nên những nguyên tố nặng hơn, để rồi bổ sung các nguyên tố đó vào vũ trụ khi chúng chết đi và phát nổ.

Theo tiến sĩ Joris Witstok từ Đại học Cambridge (Anh), tác giả chính của nhóm nghiên cứu đã xác định được PAH nhờ dữ liệu James Webb này, có thể chúng ta phải bắt đầu nghĩ đến các vật thể và sự kiện vật lý chưa từng biết khác có thể tạo ra các hạt carbon PAH kỳ lạ này.

Carbon cũng chính là "xương sống của mọi dạng sự sống" có thể phát sinh trong 10 thiên hà đó, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh.

Điều này đồng nghĩa với lời gợi ý rằng sự sống sơ khai có thể đã bắt đầu hoài thai trong vũ trụ lâu hơn nhiều so với chúng ta đã nghĩ; và sự sống Trái đất hãy còn rất non trẻ so với sự sống ở các hành tinh ngoài thiên hà.

Nguồn: [Link nguồn]

Choáng với nơi y hệt Trái Đất ở hành tinh khác, có thể sống được

Những bức ảnh gây choáng váng từ tàu vũ trụ NASA cho thấy các khe núi ở bán cầu Nam của hành tinh đỏ - thứ chỉ có thể được "chạm khắc" bởi dòng nước dạt dào.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thu Anh ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN