Hacker liên tục lợi dụng dịch Covid-19: Đã có 23 phần mềm độc hại tại Việt Nam

Nhiều công cụ tấn công mới liên quan đến Covid-19 đang được sử dụng bởi tội phạm mạng.

Cùng với sự gia tăng liên tục của các ca nhiễm Covid-19 là những phương thức tấn công mà tội phạm mạng sử dụng lợi dụng bối cảnh dịch bệnh đang ảnh hưởng trên toàn cầu. Kaspersky cho biết, hãng đã liên tục phát hiện nhiều công cụ tấn công mới liên quan đến Covid-19 đang được sử dụng bởi tội phạm mạng. 

Trong tháng 2, Kaspersky đã phát cảnh báo về các tệp pdf, mp4 và docx độc hại được ngụy trang thành các tài liệu liên quan đến virus Corona chủng mới. Một tuần sau, các chuyên gia tiết lộ những email lừa đảo đã được gửi đến người dùng đang hoang mang về dịch bệnh. Để khiến các email trông đáng tin hơn, tội phạm mạng đã mạo danh Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) - một tổ chức ở Hoa Kỳ để gửi email với nội dung khuyến nghị về Covid-19.

Email lừa đảo mạo danh CDC.

Email lừa đảo mạo danh CDC.

Thoạt nhìn, email có vẻ đáng tin cho đến khi bạn nhấp vào tên miền cdc-gov.org và được chuyển đến trang đăng nhập Outlook. Lúc này, khả năng cao là người dùng sẽ bị đánh cắp thông tin đăng nhập email.

Gần đây nhất, Kaspersky cũng phát hiện các email lừa đảo chào bán sản phẩm và phương thức tấn công này được sử dụng phổ biến hơn trong các email spam tại Nigeria. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy các email lừa đảo với nhiều liên kết lừa đảo cũng như tệp đính kèm chứa mã độc.

Một trong những chiến dịch spam mới nhất giả mạo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy tin tặc đã lợi dụng uy tín của WHO (trong việc thường xuyên cập nhật thông tin về Covid-19) để tấn công mạng.

Người dùng khi nhấp vào liên kết nhúng trong email được gửi từ “WHO” sẽ được chuyển hướng đến một trang web lừa đảo yêu cầu nhập thông tin cá nhân. Sau đó, những thông tin này sẽ đến tay tội phạm mạng.

Phương thức lừa đảo này có vẻ đạt hiệu quả hơn các cảnh báo khác mà chuyên gia của Kaspersky đã lưu ý gần đây, như lời mời cho vay tiền từ WB (Ngân hàng Thế giới) hoặc IMF (Quỹ tiền tệ Quốc tế).

Một email được gửi từ “WHO” dẫn đến một trang web lừa đảo để lấy cắp dữ liệu của người dùng.

Một email được gửi từ “WHO” dẫn đến một trang web lừa đảo để lấy cắp dữ liệu của người dùng.

Kaspersky cũng đã tìm thấy các tệp độc hại được ngụy trang thành những tài liệu liên quan đến virus. Các tệp độc hại được ẩn dưới vỏ bọc của tệp pdf, mp4 và docx về virus Corona. Tên của tệp thể hiện rằng chúng chứa các hướng dẫn bằng video về cách bảo vệ người dùng khỏi virus, cập nhật về các mối nguy hại và quy trình phát hiện virus. Tuy nhiên trên thực tế, các tệp này chứa một loạt các mối đe dọa mạng, có khả năng phá hủy, chặn, sửa đổi hoặc sao chép dữ liệu, cũng như can thiệp vào hoạt động của máy tính hoặc mạng máy tính.

Một số tệp chứa mã độc được phát tán qua email. Ví dụ, tệp có định dạng excel gồm danh sách các nạn nhân nhiễm Covid-19 được đính kèm trong email gửi từ “WHO” nhưng trên thực tế là một trình tải xuống trojan có khả năng tải xuống và cài đặt tệp chứa mã độc lên máy người dùng. Tệp thứ hai này là một trojan-spy được thiết kế để thu thập nhiều dữ liệu khác nhau, bao gồm cả mật khẩu, từ thiết bị của nạn nhân và gửi cho tin tặc.

Một tệp excel chứa mã độc được đính kèm trong email lừa đảo.

Một tệp excel chứa mã độc được đính kèm trong email lừa đảo.

Ông Stephan Neumeier - Giám đốc điều hành Kaspersky khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) cho biết: "Trong khi các chuyên gia y tế đang gấp rút tìm ra phương pháp chữa trị Covid-19, thì tội phạm mạng cũng “bận rộn” không kém để tìm ra các phương thức mới để kiếm tiền từ các tổ chức và cá nhân bằng cách khai thác sự hoảng loạn của cộng đồng đối với dịch bệnh hiện nay. Chúng tôi kêu gọi mọi người giữ bình tĩnh và rất thận trọng trong thời gian này".

Theo ông Stephan Neumeier, tại APAC, Kaspersky đã phát hiện 93 phần mềm độc hại liên quan đến Covid-19 ở Bangladesh, 53 ở Philippines, 40 ở Trung Quốc, 23 ở Việt Nam, 22 ở Ấn Độ và 20 ở Malaysia. Tại Singapore, Nhật Bản, Indonesia, Hồng Kông, Myanmar và Thái Lan, số phần mềm độc hại đang ở mức dưới 10.

Ông David Emm - nhà nghiên cứu bảo mật tại Kaspersky cho biết: “Chúng tôi khuyến khích các tổ chức và nhân viên đặc biệt thận trọng trong giai đoạn này. Các doanh nghiệp nên thông tin cụ thể để đảm bảo nhân viên nhận thức được rủi ro, cũng như doanh nghiệp cần đảm bảo quyền truy cập từ xa cho những nhân viên tự cách ly hoặc làm việc tại nhà”.

“Thực tế là một khi các thiết bị được đưa ra ngoài cơ sở hạ tầng mạng của công ty và kết nối với những mạng và Wi-Fi mới, rủi ro đối với thông tin của công ty sẽ tăng lên. Đây là thời điểm mà chúng ta cần tăng cường không chỉ khả năng miễn dịch vật lý mà còn cả mạng lưới bảo mật trước các cuộc tấn công gây thiệt hại lớn này”, ông Neumeier chia sẻ thêm.

Kaspersky đề xuất một số cách để giảm rủi ro an ninh mạng liên quan đến làm việc tại nhà như sau:

- Cung cấp VPN để nhân viên kết nối an toàn với mạng công ty.

- Tất cả các thiết bị của công ty, bao gồm điện thoại di động và máy tính xách tay cần được bảo vệ bằng phần mềm bảo mật thích hợp, bao gồm cả thiết bị di động (ví dụ: cho phép xóa dữ liệu khỏi các thiết bị được báo cáo bị mất hoặc bị đánh cắp, tách biệt dữ liệu cá nhân và công việc, cùng với việc hạn chế ứng dụng có thể được cài đặt).

- Luôn thực hiện các bản cập nhật mới nhất cho các hệ điều hành và ứng dụng.

- Hạn chế quyền truy cập của những người kết nối với mạng công ty.

- Đảm bảo rằng nhân viên nhận thức được sự nguy hiểm của việc phản hồi những tin nhắn đáng nghi ngờ.

- Nâng cao nhận thức của nhân viên về những vấn đề cơ bản về an ninh mạng, ví dụ không mở hoặc lưu trữ các tệp từ các email hoặc trang web không rõ nguồn vì chúng có thể gây hại cho toàn công ty.

- Sử dụng phần mềm hợp pháp, được tải xuống từ các nguồn chính thức.

- Tạo bản sao lưu dữ liệu cần thiết và thường xuyên cập nhật các thiết bị và ứng dụng Công nghệ Thông tin để tránh các lỗ hổng chưa được vá có thể trở thành mối đe dọa mạng.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhiều ứng dụng hẹn hò, làm đẹp ảnh quen thuộc rao bán thông tin người dùng

Hội đồng Tiêu dùng Na Uy lên tiếng cảnh báo nhiều ứng dụng quen thuộc rao bán thông tin người dùng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN