Chuyện những người “gác cổng” trên không gian mạng

Dịch COVID-19 lần thứ tư bùng phát với diễn biến phức tạp, sau TP Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội, một số địa bàn cũng đồng loạt thực hiện việc giãn cách xã hội. Lượng truy cập Internet trong thời điểm đại dịch gia tăng, cùng với tâm lý hoang mang, lo lắng của người dân về dịch bệnh là nỗi lo “cơm áo, gạo tiền”…, không gian mạng vì thế trở thành “mảnh đất màu mỡ” để các đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội hoạt động. Trong điều kiện phức tạp ấy, chỉ cần một “mồi lửa” nhỏ cũng trở thành một vấn đề xã hội lớn.

1. A lô, tại khu vực A có nguy cơ xảy ra điểm nóng…, trong đêm các thông tin liên tục được cán bộ Phòng Giám sát Thông tin mạng và Phòng, chống hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh Quốc gia (Phòng 3), Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm (ANM&PCTP) sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, trao đổi với Công an TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương.

Trong ngày, thông tin về những nơi người dân còn gặp khó khăn, chưa nhận được hỗ trợ hoặc lo lắng sinh kế được phản ánh lên không gian mạng; tại các khu cách ly, phong toả chưa thực hiện nghiêm giãn cách xã hội; những băn khoăn, khúc mắc của công nhân đang thực hiện “3 tại chỗ” hoặc bị đối tượng xấu lợi dụng kích động; thông tin nhiễu loạn về vaccine bị các đối tượng xấu tung tin bịa đặt, xuyên tạc, chia rẽ, nhằm cản trở quyết tâm mở rộng tiêm chủng, sớm đạt miễn dịch cộng đồng để thực hiện trạng thái bình thường mới…, tất cả đều được các trinh sát Phòng 3 nắm bắt kịp thời trên không gian mạng.

Trung tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an dự họp và chỉ đạo công tác nghiệp vụ Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Trung tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an dự họp và chỉ đạo công tác nghiệp vụ Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Các vụ việc đòi hỏi thời gian xử lý rất nhanh, nếu không kịp thời ngăn chặn có thể gây hậu quả xấu, trong khi đối tượng hoạt động trên mạng ẩn danh. Áp lực đặt ra đối với lực lượng giám sát thông tin an ninh mạng vì thế cũng tăng lên từng giờ. 24h/7, các trinh sát Phòng 3, Cục ANM & PCTP sử dụng công nghệ cao làm việc không có khái niệm theo giờ hành chính hay ngày nghỉ.

Trong điều kiện giãn cách xã hội, người dân có thời gian ngơi nghỉ; các cơ quan Nhà nước làm việc trực tuyến thì mạng Intenet trở thành nơi truy cập nhiều nhất… Cũng chính bởi thế, tin tặc cũng lợi dụng tấn công vào hệ thống thông tin quan trọng về An ninh quốc gia, phá hoại hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước trong điều kiện chống dịch. Cùng với đó, lợi dụng tâm lý hoang mang, lo lắng của người dân về bệnh dịch và các vấn đề an sinh xã hội để tung ra các tin giả, tin xấu độc về tình hình dịch bệnh cũng gia tăng cả về số lượng…, gây bất lợi trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

Khối lượng công việc lớn, tốc độ xử lý đòi hỏi nhanh, cường độ làm việc của các trinh sát Cục ANM &PCTP sử dụng công nghệ cao nói chung, cán bộ Phòng 3 nói riêng bởi thế tăng hơn gấp nhiều lần. Trong hàng triệu thông tin phát ra hằng ngày, hằng giờ ở khắp các ngõ ngách của mạng xã hội, nhiệm vụ của các trinh sát Phòng 3 là phải nhận diện, từ đó được phân loại xử lý kịp thời; phân biệt được đâu là tin của đối tượng có ý đồ xấu, đâu là tin gây hoang mang, lo lắng bức xúc trong điều kiện dịch bệnh, sinh kế…

Trong điều kiện dịch bệnh bao vây, cuộc sống và tính mạng bị đe doạ, nhân tâm không ổn định, người dân dễ nảy sinh những vấn đề phức tạp…, chỉ cần một mồi lửa, một thông tin sai lệch có thể bùng phát thành những vấn đề phức tạp xã hội, gây áp lực cho lực lượng thực thi pháp luật.

Trong thời gian diễn ra dịch COVID, có rất nhiều đội tượng xấu đã tung tin, bịa đặt gây bức xúc trong dư luận. Trong bối cảnh dịch bệnh, nếu không được tháo gỡ, xử lý ngay sẽ trở thành vấn đề an ninh quốc gia. Điều đó đặt ra áp lực đối với lực lượng giám sát thông tin, xử lý không gian mạng; diện giám sát thông tin phải đủ lớn thì mới có khả năng phát hiện và cảnh báo ngay và chính xác, kịp thời. Từ đó, kịp thời tham mưu, chỉ đạo hướng dẫn địa phương để giải quyết.

2. Dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát, trên Facebook cá nhân “Thuan Van Bui”, tức Bùi Văn Thuận (SN 1981, quê ở xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình; trú tại tổ dân phố Hữu Nhân, phường Mai Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa) đã liên tục viết, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết xuyên tạc về chủ trương, biện pháp liên quan đến công tác phòng, chống dịch tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam; bôi lem uy tín, danh dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, các lực lượng Công an, Quân đội đang trực tiếp tham gia chống dịch tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam.

Để nắm bắt thông tin về hoạt động của đối tượng Thuận, cán bộ Trung tâm 1, Cục ANM &PCTP sử dụng công nghệ cao phối hợp với Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Thanh Hoá, tăng cường giám sát đối tượng 24/24h. Đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia phần lớn hoạt động trên không gian mạng; có sự chỉ đạo ở bên ngoài, lại được huấn luyện nhiều phương thức và thủ đoạn để đối phó với sự phát hiện của cơ quan Công an…, nên việc thu thập chứng cứ phải rất chắc chắn, kỹ lưỡng. Từ các tài liệu do Trung tâm 1 cung cấp, ngày 29/8, Phòng ANM &PCTP sử dụng công nghệ cao đã phối hợp với cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hoá thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét nơi ở đối với đối tượng Bùi Văn Thuận về tội “tàng trữ tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Điều 117, Bộ luật Hình sự. Từ đây, đã làm rõ được các hành vi phạm tội của Thuận, trong đó, có việc lợi dụng tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam.

Nói về một trong những chuyên án ghi lại dấu ấn của sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng trong điều tra, truy bắt đối tượng vào những ngày thực hiện giãn cách xã hội, Thượng tá Nguyễn Tường Quân, Giám đốc Trung tâm 1, Cục ANM &PCTP sử dụng công nghệ cao chia sẻ: Thời gian gần đây, các đối tượng phạm tội thường sử dụng các phương tiện điện tử để thực hiện hành vi phạm tội. Hầu hết các đối tượng này có kiến thức về dữ liệu điện tử và am hiểu pháp luật nên có những thủ đoạn tinh vi để che giấu thông tin phạm tội như xóa dữ liệu của đối tượng trên phương tiện điện tử và trên không gian mạng… nên đã gây ra không ít khó khăn cho công tác thu thập, phục hồi chứng cứ và giải quyết vụ án.

 Do vậy, để giải quyết các vụ án này, các đơn vị như Trung tâm 1, Cục ANM & PCTP sử dụng công nghệ cao  phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị tiến hành tố tụng buộc phải nhanh chóng thu thập đầy đủ và kịp thời dữ liệu liên quan. Trường hợp cần thiết còn phải tiến hành các biện pháp khôi phục để làm chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của các đối tượng.

3. Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Cục ANM &PCTP sử dụng công nghệ cao phối hợp với các đơn vị, địa phương đã chủ động nắm chắc tình hình trên không gian mạng; thực hiện có hiệu quả công tác tham mưu chiến lược cho lãnh đạo các cấp về vấn đề cấp bách, quan trọng trong phòng, chống dịch COVID-19. Qua đó, từ đợt bùng phát dịch lần thứ 4 đến nay, Cục đã có hàng chục báo cáo lên lãnh đạo Bộ và lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Cùng với đó, đã triển khai các biện pháp đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ; chủ động giám sát trên không gian mạng, phân tích, xử lý hàng triệu tin, bài viết, phân loại, sàng lọc nội dung xấu, độc, sai sự thật.

Chủ động trao đổi, thiết lập đường dây nóng giữa Cục với Công an địa phương xử lý nhanh chóng thông tin, ngăn chặn hoạt động kêu gọi người dân, tập trung đông người về quê tránh dịch; có nhiều Điện chỉ đạo Công an các địa phương đấu tranh, xử lý hơn 68 đối tượng; trao đổi, chỉ đạo Công an TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương xác định các khu vực có nguy cơ xảy ra “điểm nóng” để chuẩn bị phương án ngăn chặn; trao đổi với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới Facebook, Google thiết lập đường dây nóng, xây dựng cơ chế phối hợp khẩn để ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin, bài viết, video clip có nội dung xấu, bịa đặt, xuyên tạc…

Nguồn: [Link nguồn]

Thực hư việc nhẹ lương cao: Ngồi nhà ”cày view” YouTube ”hái” ra tiền?

Trên mạng đang xuất hiện nhiều thông tin chào mời người dùng Internet xem video YouTube để kiếm tiền.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Xuân Mai ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN