Khi sếp "làm khó" bạn

Thứ Tư, ngày 07/11/2012 08:08 AM (GMT+7)
Chia sẻ

Công việc của bạn diễn ra tương đối tốt và trôi chảy. Tuy nhiên, đôi lúc những hành động của sếp đối với bạn lại đẩy bạn vào thế “tiến thoái lưỡng nan”.

Trong những lúc như vậy, bạn cảm thấy lúng túng và không biết nói sao để sếp hiểu. Vì vậy, để giúp bạn luôn vui vẻ và hoà hợp với sếp, dưới đây là 8 tình huống phổ biến mà các sếp thường đối xử với nhân viên và những cách giải quyết:

Tình huống 1: Bạn không phải là người giúp việc của sếp nhưng sếp không ngừng yêu cầu bạn thu dọn đống quần áo giặt khô của ông/bà ta

Cách giải quyết: Hãy nói với sếp rằng bạn muốn dành nhiều thời gian cho công việc và những dự án quan trọng, công việc này ảnh hưởng đến thời gian làm việc của bạn. Nhẹ nhàng và khéo léo nhắc nhở sếp rằng bạn được thuê để làm việc cho công ty chứ không phải là người giúp việc riêng của sếp.

Tình huống 2: Sếp luôn mất bình tĩnh và quát bạn trước mặt đồng nghiệp

Cách giải quyết: Hãy thật cởi mở với sếp khi bàn bạc về thái độ của ông/bà ta. Thật bình tĩnh và tự chủ khi bắt đầu câu chuyện với sếp. Yêu cầu sếp đưa ra những việc làm và hành động của bạn khiến sếp không hài lòng và bực tức. Còn nếu sếp của bạn là một người ngang ngược, tốt nhất là im lặng và nhờ sự giúp đỡ, đồng tình của mọi người xung quanh. Ngoài ra, khi cuộc nói chuyện giữa bạn và sếp không có kết quả, hãy gặp trực tiếp cấp cao hơn để đề nghị họ can thiệp giải quyết.

Tình huống 3: Sếp làm việc riêng trong khi bạn vừa phải làm công việc của bạn và cả công việc của ông/bà ta. Đến khi trình bày dự án với ban lãnh đạo, sếp lại “cướp công” đó của bạn.

Cách giải quyết: Có hai cách để xử lý tình huống này. Cách thứ nhất là trong cuộc họp, hãy khéo léo nhắc nhở đến công lao của bạn với ban lãnh đạo. Ngoài ra, bạn có thể gửi kế hoạch cho các lãnh đạo về tiến trình của dự án bạn đã thực hiện.

Tình huống 4: Sếp xúc phạm đến bạn nhưng bạn biết ông/bà ta sẽ chối về hành động đó nếu bạn nói lại.

Cách giải quyết: Hãy thẳng thắn nói với sếp rằng bạn cảm thấy khó chịu khi nghe những lời nói đó. Còn nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn, hãy ghi chép lại những lời nói đó và thông báo với lãnh đạo cấp cao hơn.

Khi sếp "làm khó" bạn - 1

Tình huống 5: Phòng nhân sự luôn khuyến khích nhân viên sử dụng hết thời gian nghỉ của họ, nhưng sếp lại tỏ ra tức giận mỗi khi bạn xin nghỉ.

Cách giải quyết: Hãy cùng sếp thảo luận về những quy định của công ty. Bởi vì,ốc thể sếp cho rằng khoảng thời gian bạn xin nghỉ trùng với giai đoạn bận rộn của công ty nên một cuộc nói chuyện thẳng thắn với sếp sẽ khiến sếp hiểu và suy nghĩ lại hành động của ông/bà ta.

Tình huống 6: Bạn nhận tiền thưởng cuối năm nhưng số tiền thưởng lại thấp hơn so với số tiền mà sếp đã hứa.

Cách giải quyết: Có thể có sự hiểu lầm giữa bạn và sếp. Vì vậy, một cuộc nói chuyện thẳng thắn với sếp trước khi đi đến kết luận về lời hứa của sếp. Bạn nên rộng lượng hơn về vấn đề này, có thể công ty đang trải qua giai đoạn khó khăn nên mức thưởng cho nhân viên sẽ thấp hơn so với dự kiến… Tuy nhiên, nếu bạn cho rằng bạn xứng đáng được hưởng nhiều lương hơn thì cũng nên bình tĩnh suy nghĩ trước khi thoả thuận lại mức thưởng với sếp.

Tình huống 7: Sếp luôn yêu cầu bạn đưa ra lời khuyên cho các vấn đề cá nhân của ông/bà ta

Cách giải quyết: Bàn luận về các vấn đề riêng tư của sếp rất tế nhị. Nếu bạn không khéo léo, có thể sếp sẽ bực tức với bạn. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên tránh những yêu cầu đó của sếp. Hãy tạo ra giới hạn trong cách cư xử của bạn với sếp để sếp không hiểu lầm và coi bạn như một người bạn thân. Điều chỉnh lại cách giao tiếp của bạn.

Tình huống 8: Bạn nghi ngờ sếp làm ăn không trung thực và vi phạm pháp luật.

Cách giải quyết: Đây là tình huống mà bạn không hề muốn đối mặt trực tiếp với sếp chút nào. Hãy thu thập hết tất cả bằng chứng trước khi bạn thông báo với công ty về hành động của sếp. Còn nếu bạn phát hiện được sếp có những hành vi phạm pháp, bạn có thể sẽ gặp rắc rối và tốt nhất là nên bỏ việc trước khi quá muộn.

Chia sẻ
([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN