China's got talent: Thực lực hay thủ đoạn?

Sự kiện: Asia's Got Talent

Một chương trình gần “nguội lạnh” tại Anh-Mỹ, ngay trong lần đầu tổ chức tại Trung Quốc đã gặt hái được thành công ngoài sức tưởng tượng. Tuy nhiên, đằng sau hào quang đó là những câu chuyện bi hài mà không phải ai cũng biết đến.

Sau ồn ào của cuộc thi Supper Girl năm 2008, khán giả Trung Quốc ngày càng khắt khe khi lựa chọn một tiết mục tạp kỹ truyền hình. Tuy nhiên, đầu năm 2010, đông đảo quần chúng đã bị “hớp hồn”  bởi một chương trình mang tên Tìm kiếm tài năng (China’s got talent). Mặc dù đã gần "nguội" ở Anh, Mỹ nhưng ngay trong lần đầu xuất hiện tại Trung Quốc, nó đã gặt hái được thành công ngoài sức tưởng tượng. Bên cạnh tính giải trí nhẹ nhàng, series truyền hình này đã mang đến cho người xem nhiều ấn tượng sâu sắc từ tiết mục biểu diễn cho đến câu chuyện cảm động của các thí sinh. Tuy nhiên, cũng chính vì sự nổi bật “khác thường” và thành công nhanh chóng này, China’s got talent đã gặp phải không ít sóng gió thị phi.

Tìm kiếm tài năng hay Tìm kiếm tình thương?

China's got talent: Thực lực hay thủ đoạn? - 1 China's got talent: Thực lực hay thủ đoạn? - 2

China's got talent: Thực lực hay thủ đoạn? - 3 China's got talent: Thực lực hay thủ đoạn? - 4

Sự phong phú trong các tiết mục của China's got talent

Trên sân khấu China’s got talent, bạn không chỉ được thưởng thức những giọng ca vàng, màn vũ đạo điêu luyện mà còn được chứng kiến phần trình diễn phối hợp nhiều kỹ năng, loại hình phong phú. Đó có thể là chàng trai 16 tuổi làm hiệu ứng tia chớp, sấm sét biểu diễn ngay trên sân khấu, dàn robot biết nói tiếng người và diễn xiếc hay cô gái chơi loại nhạc cụ dân gian đặt trong... cổ họng. Ngoài ra, vận dụng nét văn hóa đặc sắc của người dân Trung Hoa, các thí sinh còn mang đến cuộc thi nhiều tiết mục mạo hiểm, phối hợp võ thuật cổ truyền siêu đẳng. Tất cả những ưu thế nổi trội này đã làm nên nét đặc sắc vô cùng cuốn hút cho China’s got talent.

China's got talent: Thực lực hay thủ đoạn? - 5

China's got talent: Thực lực hay thủ đoạn? - 6

Các thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt luôn được ưu ái hơn trong cuộc thi này

Tuy nhiên, tiết mục dù hay đến mấy nhưng với số lượng quá nhiều và tần suất phát sóng dầy đặc thì khán giả cũng không thể nhớ hết và ấn tượng với tất cả thí sinh. Xuất phát từ suy nghĩ thực tế trên, hầu hết người chơi có mặt tại cuộc thi đã chuẩn bị sẵn cho mình một hành trang chu đáo. Đó không phải là một tiết mục đầu tư công phu mà là một câu chuyện thật cảm động về cuộc sống riêng tư hoặc lý do đưa họ tới chương trình. Như một lẽ tự nhiên, người nghèo, yếu đuối hoặc tàn tật luôn nhận được tình thương, sự quan tâm và bảo vệ của mọi người. Không tốn kinh phí, không mất thời gian lăng xê và cũng không cần người kiểm chứng, những câu chuyện này ngày một “mọc” lên nhiều như nấm sau cơn mưa. Đó là anh chàng chim công, vợ chồng bán cổ ngan, đại gia vỡ nợ… với vô vàn vị đắng của cuộc sống.

China's got talent: Thực lực hay thủ đoạn? - 7

China's got talent: Thực lực hay thủ đoạn? - 8

China's got talent: Thực lực hay thủ đoạn? - 9

Vẫn biết tính nhân văn là yếu tố không thể thiếu trong 1 cuộc thi nhưng nếu lạm dụng thái quá thì chương trình Tìm kiếm tài năng sẽ bị "biến chất" thành Tìm kiếm tình thương

Có nhiều người nói rằng, China’s got talent là một sân chơi quần chúng, giúp tầng lớp lao động hoặc một bộ phận hoàn cảnh khó khăn có cơ hội tìm thấy sự tự tin, giành được sự khẳng định của xã hội. Chính vì thế, thành công của cuộc thi này không nằm ở hai chữ “tài năng” mà phụ thuộc lớn vào “con người”. Tuy nhiên, điều này này lại hoàn toàn mâu thuẫn với mục đích ban đầu của chương trình là tìm kiếm tài năng, năng lực đặc biệt - khác thường hoặc hơn người. Trước thực trạng trên, khán giả Trung Quốc đã đề nghị ban tổ chức đổi tên cuộc thi Tìm kiếm tài năng thành Tìm kiếm tình thương cho phù hợp với những gì mà đó đã thể hiện.

China’s got talent: Thành công nhờ thủ đoạn?

Trong suốt 2 năm diễn ra vòng loại cho tới chung kết, cuộc thi China's got talent đã để lại không ít dấu ấn tốt đẹp với khán giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó dư luận cũng nhận thấy không ít tiêu cực từ khâu sản xuất cho tới dàn dựng và phát sóng chương trình. Nổi bật nhất phải kể tới 2 scandal ồn ào: nam thí sinh bị nữ đạo diễn gạ tình và vụ hát nhép của cậu bé người Nội Mông.

China's got talent: Thực lực hay thủ đoạn? - 10

Thí sinh Tiêu Tiêu biểu diễn trên sân khấu China's got talent

Vụ việc đầu tiên xảy ra vào thời điểm vòng loại thứ 2 vừa kết thúc, thí sinh Tiêu Tiêu đã tiết lộ thông tin gây sốc trên mạng internet rằng mình đã bị nữ đạo diễn của chương trình Tìm kiếm tài năng “gạ gẫm”. Chàng trai này thậm chí còn công bố một đoạn ghi âm cuộc điện thoại giữa hai người và tuyên bố đang nắm giữ loạt “ảnh nóng” của đối phương.

Trước lời buộc tội đầy thuyết phục trên, giám chế sản xuất chương trình China’s got talent – ông Lục Vỹ đã lên tiếng cho biết: “Tiêu Tiêu là một ca sỹ nổi danh trên các diễn đàn, mạng xã hội. Anh ta theo đuổi nữ đạo diễn bất thành nên đã cài bẫy, chụp lén để trả thù. Chúng tôi sẽ không để đối tượng xấu này nhân cơ hội lăng xê tên tuổi”.

China's got talent: Thực lực hay thủ đoạn? - 11

China's got talent: Thực lực hay thủ đoạn? - 12

Giọng hát thiên thần của Uudam bị nghi ngờ "làm giả"

Scandal thứ 2 liên quan đến nghi vấn hát nhép của thí sinh 12 tuổi Uudam đến từ Nội Mông. Bằng chứng được đưa ra là video clip được cho là ghi hình trực tiếp tại hiện trường đã có hiệu quả khác hẳn với giọng hát được phát sóng trên truyền hình. Những người tung tin thậm chí còn khẳng định ban tổ chức đã tráo giọng của danh ca nhí Ba Đặc Nhĩ cho Uudam.

Trước nghi vấn trên, đại diện nhà sản xuất đã khẳng định:“Uudam chắc chắn là hát thật... Đây là âm mưu hãm hại của một đối tượng nào đó. Những video buộc tội đang xuất hiện trên các trang web đều có xử lý hậu kỳ, dấu vết làm giả quá nhiều và dễ nhận thấy”.

Mặc dù tính chất sự việc khác nhau nhưng cả 2 vụ việc trên đều được ban tổ chức China’s got talent và đài truyền hình Đông Phương Thượng Hải (đơn vị phát sóng độc quyền cuộc thi này tại Trung Quốc) được đưa tới cơ quan chức năng điều tra và giải quyết. Tuy nhiên, thật kỳ lạ là cho tới nay vẫn chưa thấy “tăm hơi” kết quả.

Có thể nhận thấy một điều rất rõ rằng tại cuộc thi này, tài năng không phải là quan trọng nhất, nỗ lực cũng chỉ là yếu tố hỗ trợ cho… thủ đoạn. Nếu phán xét về cái được và chưa được, bạn sẽ dễ dàng đưa ra ý kiến từ những câu chuyện phong phú trên đây. Tuy nhiên, nếu yêu cầu chấm điểm cho phiên bản Tìm kiếm tài năng tại Trung Quốc, bạn chắc chắn sẽ rất lúng túng vì chưa biết nên dùng tiêu chuẩn nào để định lượng và cân nhắc.

Dự đoán trên của người viết liệu có chuẩn xác? Mời bạn cùng thảo luận và chia sẻ với chúng tôi những ý kiến cá nhân dành cho cuộc thi Tìm kiếm tài năng Trung Quốc!

(Hãy nhấn vào dòng chữ Ý kiến phản hồi bên dưới bài viết để bắt đầu chia sẻ)

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo HChâu ([Tên nguồn])
Asia's Got Talent Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN