Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Thể Công - Viettel vs LPBank Hoàng Anh Gia Lai
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Chelsea vs West Ham United
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Brighton & Hove Albion vs Aston Villa
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Empoli vs Frosinone
Logo Empoli - EMP Empoli
-
Logo Frosinone - FRO Frosinone
-
Union Berlin vs Bochum
Logo Union Berlin - FCU Union Berlin
-
Logo Bochum - BOC Bochum
-
Liverpool vs Tottenham Hotspur
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Heidenheim vs Mainz 05
Logo Heidenheim - HDH Heidenheim
-
Logo Mainz 05 - M05 Mainz 05
-
Udinese vs Napoli
Logo Udinese - UDI Udinese
-
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Crystal Palace vs Manchester United
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
PSG vs Borussia Dortmund
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Quảng Nam vs Công An Hà Nội
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
MerryLand Quy Nhơn Bình Định vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Khánh Hòa vs Hải Phòng
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Thép Xanh Nam Định vs Becamex Bình Dương
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
TP Hồ Chí Minh vs Đông Á Thanh Hóa
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Real Madrid vs Bayern Munich
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Sông Lam Nghệ An
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Hà Nội vs Thể Công - Viettel
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-

V-League: Mất bò mới lo làm chuồng

Với mục tiêu vì SEA Games 27, VPF thống nhất đưa U22 quốc gia vào đá V-League 2013. Nhưng đằng sau quyết định ấy có đúng là vì bóng đá Việt Nam?

* VPF chơi trò “chẵn, lẻ”

Trước cuộc họp ngày 8/12 vừa qua của Hội đồng quản trị VPF, Trưởng BTC giải V-League Trần Duy Ly đã phát biểu rằng, nếu số đội đăng ký tham dự V-League 2013 là số chẵn thì có bao nhiêu đội đá bấy nhiêu. Nếu số đội đăng ký là số lẻ, VPF sẽ đưa ra phương án bổ sung để có số đội chẵn. Có thể lấy từ hạng Nhất, đá play-off hay lấy lại đội vừa xuống hạng từ V-League 2012. Tuy nhiên, tất cả những khả năng trên đều vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ nhiều phía.

Thế cho nên, thật khó có thể cho rằng thông qua việc U22 quốc gia tham dự V-League 2013 là sự quan tâm đặc biệt từ VPF dành cho bóng đá nước nhà vốn đang xuống dốc không phanh sau điểm son ở AFF Cup 2008. Sự xuất hiện của đội tuyển trẻ thực chất chỉ là “miếng vá” tạm thời cho V-League vốn có quá nhiều đội bỏ cuộc. Như thế, sự xuất hiện của đội U22 quốc gia chẳng qua cứu cánh cho V-League khỏi rơi vào cảnh số lẻ, hoặc như một chuyên gia lão làng nhận xét, VPF “ở thế bí thì phải thí tốt thôi”.

Theo kế hoạch của VPF, V-League và hạng Nhất 2013 không có đội xuống hạng. Giải hạng Nhất được trao 1 suất lên hạng để V-League 2014 có số đội chẵn là 12, còn hạng Nhì được trao 3 suất lên hạng để hạng Nhất 2014 có 14 đội. Như thế, VPF không có ý định tạo cơ hội cho đội U22 quốc gia tham dự V-League lâu dài, thay vào đó chỉ mang tính mùa vụ khi mà trước mùa giải 2013 có quá nhiều CLB rời cuộc chơi và ĐT U22 được xem như “giải pháp tình thế”. Đến V-League 2014, giải sẽ không còn sự hiện diện của U22 quốc gia.

* Lợi bất cập hại

Tất nhiên ai đó cho rằng, việc U22 quốc gia được thi đấu cọ xát thường xuyên thì "chẳng bổ ngang cũng bổ dọc". Nhưng thực tế, để có được một đội U22 chất lượng tham dự V-League lại không dễ dàng như VPF toan tính trên bàn hội nghị ngày 8/12, hay đúng hơn kế hoạch của tổ chức này chắc chắn sẽ vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ các CLB.

Cái khó của VPF và nói đúng hơn là của VFF là họ không có "quân", tuyến đào tạo trẻ chất lượng do chính người của VFF nuôi dưỡng trong những năm qua (như mô hình của các đội U22 của Malaysia, Singapore cử tham dự giải VĐQG của họ). Muốn thành lập đội U22 quốc gia, VPF sẽ phải mượn quân và cần có được sự chia sẻ từ các CLB. Về vấn đề này, VPF cho rằng đã nhận được sự đồng ý từ các CLB và phải chăng quyết định mùa giải 2013 không có đội xuống hạng phải chăng là thứ để VPF mang ra "trao đổi" với các CLB, tránh cho họ tâm lý sợ xuống hạng để nhả quân cho đội tuyển theo mong muốn của VPF ?

V-League: Mất bò mới lo làm chuồng - 1

Lợi bất cập hại xung quanh việc để U22 VN dự V-league

Thực tế, ngay cả khi mùa giải 2013 không có đội xuống hạng thì các đội bóng cũng không dễ dàng cho VPF lấy quân. Không có quy định nào buộc các đội bóng mất công sức đào tạo cầu thủ cả chục năm, hoặc tốn tiền tỷ trả lương, chuyển nhượng cho cầu thủ để rồi bây giờ cho VPF dùng "miễn phí" trong thời gian dài, cho dù những người đưa ra ý tưởng này đã khéo lấy tấm bình phong là cọ xát cho SEA Games 27 hay vì nền bóng đá Việt Nam.

Không chỉ là chuyện lấy quân, việc duy trì một đội bóng với nhiều tuyển thủ quốc gia, cùng một ê kíp BHL không phải là chuyện dễ với VPF. Theo tính toán, để một CLB với 25 cầu thủ, cùng BHL, bác sỹ... thì chi phí tối thiểu cho một mùa giải vào khoảng 30 đến 40 tỷ đồng. VPF lấy đâu số tiền lớn như thế để duy trì đội U22 quốc gia trong khi kinh phí của họ vốn cũng không thực sự dư dả cho lắm và phải chi cho rất nhiều công việc chứ không phải chi chăm chăm đầu tư cho đội tuyển U22 QG để trông chờ thành tích ở SEA Games 2013?

Bên cạnh đó, còn hàng loạt những vấn đề đặt ra trong đó có khâu quản lý cầu thủ cùng những trường hợp rủi ro khác. Nếu chẳng may Văn Quyết (HN T&T), Văn Thắng (Thanh Hóa), Danh Ngọc (XM Ninh Bình)... chấn thương trong màu áo đội tuyển thì ai sẽ đền bù thiệt hại cho cầu thủ và CLB ? Liệu VPF có dám trả lương vài chục triệu đồng/tháng/cầu thủ như họ đang nhận từ CLB, hay mỗi cầu thủ chỉ nhận vài triệu đồng bồi dưỡng/tháng như quy định của đội trẻ lên tuyển…để rồi tâm lý đá "chỉ để cọ xát" trong suốt hơn nửa năm trời sẽ ảnh hưởng đến cả thái độ tập luyện, thi đấu của các cầu thủ.

Thế nên, không dễ để các CLB, cầu thủ chia sẻ với VPF xung quanh quyết định U22 quốc gia tham dự V-League 2013. Có quá nhiều yếu tố rủi ro đang chờ VPF xung quanh quyết định để này. Điều quan trọng, quyết định ấy dường như được đưa ra vội vàng, cảm tính từ phía VPF, chưa thực sự nhận được sự đồng tâm hiệp lực của các CLB. Hơn nữa, xét cho cùng, để đội trẻ quốc gia tham dự giải VĐQG cũng chẳng là cái gì ghê gớm hay phát kiến vĩ đại của VPF. Một lần nữa, chúng ta lại "học mót" cách làm của người Mã, của Singapore. Nhưng chỉ có điều, cách học của chúng ta xuất hiện vào thời điểm tương đối nhạy cảm của bóng đá Việt Nam (ĐTQG thua, dư luận bức xúc về trách nhiệm của VFF, giải VĐQG rối bời vì các ông bầu bỏ cuộc…) và dường như lợi ích của đội tuyển U22 quốc gia chưa được đặt lên hàng đầu theo định hướng lâu dài mà chỉ mang tính " lấp chỗ trống".

Vậy nên, không loại trừ khả năng, U22 quốc gia chỉ là sự tập hợp của những cầu thủ chất lượng thấp, các CLB không dùng đến. Điều đó khiến cho mục đích vì SEA Games 27 khó được như mong đợi. Tuy nhiên, có lẽ vấn đề cũng không quan trọng, điều người ta cần là V-League có số đội chẵn và điều đó dễ làm người ta hiểu rằng vận mệnh U22 quốc gia cũng chỉ là "quân xanh" của một nền bóng đá đang "rối" mà thôi !

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quang Minh ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN