Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Brighton & Hove Albion vs Manchester City 26/04/24 - Trực tiếp
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
0
Logo Manchester City - MCI Manchester City
3
U23 Uzbekistan vs U23 Saudi Arabia
Logo U23 Uzbekistan - UZB U23 Uzbekistan
-
Logo U23 Saudi Arabia - KSA U23 Saudi Arabia
-
U23 Iraq vs U23 Việt Nam
Logo U23 Iraq - IRQ U23 Iraq
-
Logo U23 Việt Nam - VIE U23 Việt Nam
-
West Ham United vs Liverpool
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Wolverhampton Wanderers vs Luton Town
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Newcastle United vs Sheffield United
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Manchester United vs Burnley
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Fulham vs Crystal Palace
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Everton vs Brentford
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Aston Villa vs Chelsea
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Tottenham Hotspur vs Arsenal
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
AFC Bournemouth vs Brighton & Hove Albion
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Nottingham Forest vs Manchester City
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Bayern Munich vs Real Madrid
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs PSG
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Roma vs Bayer Leverkusen
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Olympique Marseille vs Atalanta
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-

Từ Mỹ Đình đến giấc mơ đăng cai Olympic

Trong khi chuyện “làm giá ở sân Mỹ Đình” vẫn chưa kết và còn “đấu” thúc thì người hâm mộ lại giật mình với lời tuyên bố của Bộ trưởng Bộ VH – TT & DL Hoàng Tuấn Anh tại Quốc hội về việc “Việt Nam sẵn sàng đăng cai Olympic”.

Sau cuộc “Gặp gỡ nhân ngày nhà báo” do ông Giám đốc Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình - Cấn Văn Nghĩa tổ chức có giãi bày chuyện giá sân và chuyện không có giá 1,5 tỷ đồng (!?) người hâm mộ biết rằng Arsenal vẫn sẽ qua nhưng chắc chắn chuyện cơm không lành, canh không ngọt giữa nhà quản lý sân và đơn vị tổ chức sẽ còn rất phức tạp.

Chuyện đã được báo chí nước ngoài trích lại và đăng tải. Sau phần được từ việc Arsenal quảng bá hình ảnh điểm đến Việt Nam, xã hội Việt Nam, con người Việt Nam, bỗng dưng thời lượng để quảng bá hình ảnh Việt Nam lại bị lấy chỗ bởi chuyện trả giá và trục trặc quanh cái sân quốc gia. Câu chuyện mà ai cũng có thể thấy được chữ TIỀN ở đấy khi “chủ sân” tưởng rằng Arsenal đến Việt Nam là miếng bánh lớn qua cái cách ví von “nhà có cỗ thì con cháu mỗi người phải có một miếng”, hay “Anh ăn cơm thì tôi phải có ngụm nước, cốc bia”…

Trong khi cái sân được Chính phủ giao cho Bộ VH-TT&DL quản lý và phí thuê sân được “kê” đủ thứ giá mà phía VFF “ngã ngửa” cho một trận đấu mà người hâm mộ chờ đợi thì tại Quốc Hội, người đứng đầu ngành VH-TT&DL là Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã khiến các đại biểu cười ồ vì đề cập chuyện: “Việt Nam sẵn sàng đăng cai Olympic” (!?).

Từ Mỹ Đình đến giấc mơ đăng cai Olympic - 1

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh từng phát biểu trước Quốc Hội: “Việt Nam sẵn sàng đăng cai Olympic” (!?).

Không biết ông Bộ trưởng dựa vào đâu và ai tư vấn cho ông mà lại phát biểu khiến nhiều người ngỡ ngàng?!.

Người hiểu việc thì nói rằng có thể tại ông Bộ trưởng gần gũi với Du lịch và Văn Hóa nhiều nên nghĩ chuyện đăng cai Olympic chỉ đơn giản như mở cửa cho người ta đến rồi đón tiếp kiểu nào là chuyện của mình; hoặc cũng có thể là vừa rồi ta “bất chiến tự nhiên thành” khi giành quyền đăng cai Asiad 2019 và vì thế mà Olympic cũng đơn giản như thế.

Ngành thể thao bắt đầu lo khi người đứng đầu hình như “chưa rõ ngọn ngành” về thể thao nước nhà lại báo cáo trước Quốc hội chuyện sẵn sàng tổ chức đại hội thể thao lớn nhất thế giới trong khi chỉ mỗi cái sân Mỹ Đình cho thuê tổ chức trận đấu 90 phút lại khiến cả nước sốc vì phía VFF đã xùy ra tin cấp dưới của Bộ trưởng “bỏ giá” cao quá lại còn đòi nhiều vé mời.

Tôi rất tâm đắc với cách ví von của nhà báo Huy Thọ, Phó Tổng thư ký báo Tuổi Trẻ, khi đề cập về mối quan hệ giữa Văn hóa – Thể thao và Du lịch. Anh Thọ nói rằng ở các quốc gia các ngành này họ phối hợp với nhau và học tập nhau để cùng phát triển theo hướng tích cực thì trước mắt ở ta thể thao đã học được bài “chặt chém” khách du lịch từ bộ phận còn lại mà trước mắt là câu chuyện “làm giá sân Mỹ Đình”.

Trở lại chuyện sân Mỹ Đình, tất nhiên một khi báo Anh đưa tin và đưa đậm những vấn đề liên quan đến đội Arsenal và thậm chí là cả thông tin những nhà tổ chức đề cập phía Arsenal “bớt” để bù đắp vào chi phí thuê sân, nếu thực sự là như thế thì thật đáng xấu hổ so với những gì mà CLB Arsenal đang quảng bá cho du lịch Việt Nam, cho đất nước, con người Việt Nam.

Cũng cần đặt ra câu hỏi vì sao trên các trang web về tour châu Á của mình trước khi lùm xùm chuyện cái sân Mỹ Đình, Arsenal đề cập nhiều đến đất nước Việt Nam, con người Việt Nam?

Họ đề cập nhiều vì đấy là điểm đến lạ của một CLB Anh lần đầu xông đất Việt Nam – nơi mà họ cho là có nhiều tiềm năng mà Arsenal đang khai thác cầu thủ trẻ cùng HA Gia Lai và là nơi họ nghe nói nhiều nhưng giờ mới đặt chân đến.

Xét cho cùng thì đấy là việc quảng bá mà không phải tự nhiên mà du lịch Việt Nam, văn hóa Việt Nam được một CLB lớn PR cho mình. Thế nhưng nghiệt nỗi là chính mình lại làm hại mình bởi những cuộc “nói thách” mà ông chủ sân ra giá, rồi những nhà tổ chức phải cầu cứu đến báo giới để “quật” lại.

Báo Anh không đề cập thông tin đơn thuần mà họ cho rằng đây là cuộc làm ăn quanh cái thương hiệu của Arsenal. Và với cái kiểu hiểu Arsenal là miếng bánh lớn rồi mỗi người “cắt” một phần, rõ ràng làm tổn thương đến bóng đá Việt Nam, đến người hâm mộ Việt Nam.

Ngoài ra phải nhìn đến khía cạnh mà các trận đấu “hút hàng” bóng đá Việt Nam bao giờ cũng phải mất khoản “vé mời” rất lớn.

Gọi là vé mời, nhưng ai cũng hiểu đấy là chuyện làm ăn vì vé mời có khi chưa phát hành rộng đã chạy đến tay phe vé và được mời chào với giá trên trời. Nó không tự đến với các tay phe vé mà có hẳn đường đi trên danh nghĩa vé mời (loại vé không chịu các khoản thuế và theo sổ sách thì nó không phải là hàng hóa).

Ở ta đường đi của vé mời là thế, nhưng ở các nước lân cận hay tổ chức các trận đấu lớn như Thái Lan, Malaysia, Indonesia thì khác.

Cũng trận Arsenal nhưng đá với Các ngôi sao của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á thì sân Bung Karno (100.000 chỗ của Indonesia) chỉ có 100 vé mời; sân Rajamangala (60.000 chỗ của Thái Lan) – nơi diễn ra bốn trận Chelsea, Liverpool, MU và Barcelona cũng chỉ có từ 150 đến 175 vé mời. Nó khác với ta vé mời mà ông chủ sân đòi và BTC in lên đến cả ngàn rồi chạy theo nhiều kênh, nhiều hướng.

Từ đó có thể hiểu ra các dịch vụ của ta quanh Arsenal và quanh cái sân Mỹ Đình.

Và nếu mà cái dịch vụ này theo ta đến sự kiện đăng cai Olympic thì sẽ ra sao?

Đúng là toàn những chuyện cười ra nước mắt cho ngành thể thao "nằm dưới cái bóng" và chịu ảnh hưởng bởi du lịch, văn hóa trong “Bộ Văn – Thể - Du”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Nguyên ([Tên nguồn])
Bình luận của Nguyễn Nguyên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN