Trận đấu nổi bật

Xem thêm

U23 Nhật Bản vs U23 Iraq 30/04/24 - Trực tiếp
Logo U23 Nhật Bản - JPN U23 Nhật Bản
0
Logo U23 Iraq - IRQ U23 Iraq
0
Barcelona vs Valencia
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo Valencia - VAL Valencia
-
Bayern Munich vs Real Madrid
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs PSG
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Roma vs Bayer Leverkusen
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Olympique Marseille vs Atalanta
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-

Thuốc đề kháng những cám dỗ

Tại SEA Games 2005, các nhân vật chủ chốt của VFF khóa V gồm Chủ tịch Nguyễn Trọng Hỷ, Phó Chủ tịch Lê Hùng Dũng, Tổng Thư ký Trần Quốc Tuấn ngồi bệt xuống nền xi măng phía ngoài sân Panaad (Bacolod - Philippines) với vẻ mặt giận dữ sau trận U-23 Việt Nam thắng U-23 Myanmar 1-0.

Không ai vui nổi dù đội nhà chiến thắng và vào bán kết bởi tất cả đều biết thông tin bán độ của một nhóm cầu thủ mà sau này về nước đã bị bắt khẩn cấp và ngồi tù.

Chín năm sau, dàn lãnh đạo chủ chốt khi ấy còn ông Lê Hùng Dũng và Trần Quốc Tuấn (nay là chủ tịch và phó chủ tịch khóa VII) lần lượt chứng kiến nhiều sự cố mà mới nhất là chín cầu thủ V. Ninh Bình bán độ ở AFC Cup và sáu cầu thủ Đồng Nai vừa làm độ vừa bán độ.

Thuốc đề kháng những cám dỗ - 1

Cựu chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ và cầu thủ Lê Quốc Vượng

Hầu hết các chuyên gia bóng đá nước ngoài vào Việt Nam làm việc đều cho rằng xã hội nào cũng có những quyến rũ, cầu thủ bóng đá ở đâu cũng bị đồng tiền bẩn cám dỗ và lôi kéo, song việc trang bị cho cầu thủ chất đề kháng chống lại những cám dỗ vật chất là điều cần thiết.

Ngay từ nhỏ khi học bóng đá, các cầu thủ cần được học và trang bị kiến thức cần thiết để hiểu giá trị của nghề và yêu nghề thì mới trở thành cầu thủ chuyên nghiệp được. Các chuyên gia này ủng hộ mô hình đào tạo kiểu học viện và cho đó là cách đào tạo tốt nhất giúp cầu thủ vững vàng với ý thức nghề nghiệp.

Ở các học viện, cầu thủ không chỉ được dạy đá bóng mà còn được trang bị nền tảng văn hóa cần thiết cùng tinh thần trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng. Điều này có thể kiểm chứng qua học viện đầu tiên tại Việt Nam là lò HAGL - Arsenal JMG đưa ra thông điệp không thành cầu thủ chuyên nghiệp thì ít nhất cũng thành một công dân tốt.

Có lần trò chuyện với chúng tôi, cựu HLV Zivojnov của CLB TP.HCM nói: “Một cầu thủ đào tạo từ học viện luôn được dạy văn hóa bóng đá từ lúc còn rất nhỏ nên họ trưởng thành về mặt nhận thức rất tốt. Khi ra ngoài xã hội, nếu họ có tiếp cận với những thành phần xấu dụ dỗ mua chuộc thì bản thân họ cũng biết phân biệt phải trái và tránh điều xấu”.

HLV này còn nói bóng đá vốn là môi trường có sức quyến rũ rất mạnh và cám dỗ cũng cao nên nếu cầu thủ không được trang bị tốt về kiến thức nghề nghiệp và xã hội họ sẽ gục ngã ngay.

Nhiều nhiệm kỳ VFF và nhiều hình ảnh cầu thủ bán độ phải ngồi tù nhưng bóng đá Việt Nam vẫn chưa thể thay đổi phương thức đào tạo để giúp cầu thủ nên người rồi thành cầu thủ giỏi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tấn Phước (plo.vn)
V-League 2023-24: Cuộc đua nóng bỏng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN