Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Quảng Nam vs Công An Hà Nội
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
MerryLand Quy Nhơn Bình Định vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Khánh Hòa vs Hải Phòng
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Thép Xanh Nam Định vs Becamex Bình Dương
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
TP Hồ Chí Minh vs Đông Á Thanh Hóa
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Real Madrid vs Bayern Munich
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Sông Lam Nghệ An
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Hà Nội vs Thể Công - Viettel
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-

Nhìn lại những "sự cố” ở V-League 2013

Không thể phủ nhận những cố gắng của VPF (đơn vị tổ chức giải) trong vòng 2 năm qua, nhưng V-League 2013 kết thúc vẫn còn nhiều những “lỗ thủng” và "điểm tối” cần được khắc phục và hoàn thiện hơn. Đấy sẽ là những điều được người trong cuộc đem ra "mổ xẻ" tại cuộc họp tổng kết mùa bóng diễn ra hôm nay (28/9) tại TP.HCM.

Mùa giải 2013 là mùa thứ 2 Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đứng ra tổ chức, quản lý, điều hành các giải bóng đá chuyên nghiệp. Trong bối cảnh khó khăn về kinh tế, nhiều CLB phải giải thể, không tham gia giải vì những khó khăn về tài chính, VPF đã nỗ lực rất lớn để tìm kiếm tài trợ, tổ chức được giải đấu và đã có những thay đổi để mong tạo nên diện mạo mới cho công tác điều hành, tổ chức các giải VĐQG. Các hoạt động chuyên môn của BTC giải đã dần đi vào ổn định. Tuy nhiên, trong suốt cả một mùa giải kéo dài, V-League 2013 đã xảy ra rất nhiều "sự cố". Để độc giả có cái nhìn cụ thể hơn, dưới đây chúng tôi điểm lại 5 sự kiện nổi cộm khiến mùa giải 2013 kết thúc không thực sự thành công.

1. Giải chuyên nghiệp không có đội xuống hạng, XMXT.Sài Gòn chính thức bỏ giải

Với việc XMXT.Sài Gòn bỏ giải, lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá Việt Nam đã không có đội bóng xuống hạng trong một mùa giải được khoác "mác chuyên nghiệp" có quy định lên xuống hạng.

Trong quá khứ, ở giải vô địch quốc gia trước đây, bóng đá Việt Nam đã từng có 2 mùa không có đội xuống hạng. Tuy nhiên, điều này đã nằm trong quy chế và điều lệ ngay từ đầu mùa giải để nhằm mục đích tổ chức cơ cấu lại số lượng đội dự giải.

V-League 2013 có quy chế, điều lệ ghi rõ 1 đội phải xuống hạng và 3 đội lên hạng ngay từ đầu mùa giải, nhưng đến khi kết thúc thì nhà nào cũng có quà” bởi sự kiện XMXT.Sài Gòn bỏ giải. Việc đội bóng của bầu Thủy bỏ cuộc chơi đã làm ảnh hưởng xấu đến bóng đá Việt Nam, làm liên lụy đến những thành viên (CLB) trực tiếp tham dự và ngay cả các nhà tổ chức. Nhưng việc XMXT.Sài Gòn bỏ cuộc chơi cuối mùa bóng cũng là một “đòn nặng" giáng vào VFF, VPF và những kẽ hở trong công tác điều hành tổ chức mà ngay người trong cuộc không thể lường trước được.

Nhìn lại những "sự cố” ở V-League 2013 - 1

"Nghi án trọng tài nhận hối lộ" đã khiến người hâm mộ thất vọng về V-League

2. Ban Tư vấn đạo đức “nổi loạn”

Mùa giải 2013 thực sự là năm đầy ắp những chuyện bi hài của bóng đá Việt Nam, hàng loạt những sự cố đã liên tiếp nối đuôi nhau. Trong đó có thể kể đến sự cố "lớn tiếng" của Ban Tư vấn đạo đức, một "người con” của "ông bố" VPF, nhưng họ đã nhiều phen gây ảnh hưởng đến “ông bố” bằng những phát biểu gây “sốc”, hoặc có những hành động vượt cấp so với những quy chế hoạt động được ban hành.

Ở đây người ta phải nhắc đến lời đề nghị thôi chức trưởng giải đối với ông Trần Duy Ly, hành động được đánh giá là vượt cấp của Ban Tư vấn đạo đức. Bởi theo quy chế hoạt động Ban Tư vấn đạo đức chỉ được tư vấn các vấn đề liên quan tới đạo đức trong thể thao, chứ không được tư vấn các vấn đề khác.

Mùa giải 2013 còn chứng kiến vụ "vỡ hàng rào sân Vinh" suýt gây ra cảnh náo loạn bên khán đài ở sân nhà của SLNA, rồi những sự cố khác liên quan đến công tác an ninh, an toàn cho trận đấu ở sân Thanh Hóa, Gò Đậu... Và sau đó những án phạt từ Ban Kỷ luật được cho là chưa đủ sức răn đe, cảnh tỉnh về mức độ của sự việc.

3. Nghi án trọng tài tiêu cực

Dư luận hay những người làm chuyên môn đã từng xôn xao vì những nghi vấn liên quan đến tổ trọng tài bị cho là có thể có tiêu cực trong trận đấu giữa Thanh Hóa-HAGL tại vòng 3 V-League 2013 trên sân Thanh Hóa. Về thông tin về "nghi án" nhận hối lộ, sau đó liên lụy đến việc đỉnh chỉ làm nhiệm vụ "giữa đường" của các ông Trưởng, Phó Ban Trọng tài, theo VPF thì cơ quan an ninh đã chưa có chứng cứ rõ ràng về vụ việc 4 trọng tài điều khiển trận Thanh Hóa-HAGL tại vòng 3 V-League 2013 nhận tiền hối lộ. Tuy nhiên, câu chuyện về những vấn đề của các “vua sân cỏ” trong mùa giải 2013 vẫn là đề tài nóng hổi, khi mật độ phản ứng, bất bình với trọng tài không hề thuyên giảm so với các mùa giải trước.     

4. Nhiều ông bầu dọa bỏ giải, "tố" Ban tổ chức giải

Bầu Đệ của Thanh Hóa là nhân vật “nổ phát súng” khá tích cực cho việc dọa bỏ giải. Sau trận hòa 1-1 trước Vicem.Hải Phòng ở vòng 14 V-League 2013, bất bình về cách cầm còi của tổ trọng tài, bầu Đệ đã cho rằng các “vua áo đen” này không hoàn thành nhiệm vụ, yếu kém về chuyên môn, vi phạm đạo đức nghề nghiệp và thẳng thừng tuyên bố, nếu VFF, VPF không chấn chỉnh lực lượng trọng tài, Thanh Hóa sẽ bỏ giải.

Vụ việc dần dần lắng xuống, nhưng đến trận gặp XMXT.Sài Gòn tranh cãi lại được đẩy lên đỉnh điểm xung quanh “bàn thắng ma” của đội khách trên sân Thanh Hóa, giữa chủ nhà Thanh Hóa và XMXT.Sài Gòn. Sau đó, bầu Đệ đã ra tận Hà Nội, tổ chức họp báo và lên án kịch liệt BTC giải, VPF, VFF và lại dọa bỏ giải.

Sau Thanh Hóa, đến lượt K.Kiên Giang cũng nhảy vào sự kiện dọa bỏ giải. Vì không có tiền hay "bị  thổi ép", lãnh đạo đội bóng này đã đăng đàn dọa bỏ giải, thế nhưng họ vẫn tồn tại trên danh sách các đội có mặt ở mùa tới, dù không rõ tương lai của đội này thế nào khi bài toán tài chính thường làm lãnh đạo, HLV, cầu thủ đội bóng "đau đầu". Trước đó anh em nhà bầu Thụy - bầu Thủy đã nhiều lần định bỏ giải và họ đã làm thật sau vòng 20 V-League 2013.

5. Nhà vô địch vắng khán giả

V-League mùa vừa qua đã rơi vào bối cảnh cực kỳ khó khăn và eo hẹp về tài chính. Do hàng loạt các yếu tố phi chuyên môn tác động, nhưng việc mỗi vòng đấu có tới hơn 9.200 khán giả đến theo dõi và xem trực tiếp trận đấu trên sân là một sự kiện đáng mừng. Tuy nhiên, nếu nhìn lượng CĐV chỉ “một nhúm” của các nhà tân vô địch Hà Nội.T&T thì nhiều người hẳn cũng phải chạnh lòng. Qua nhiều năm, theo thống kê của BTC giải, số lượng khán giả đến sân Hàng Đẫy theo dõi khá khiêm tốn, ở V-League 2013 trung bình mỗi trận chỉ có khoảng 4.000 người. Ngay cả trận đón Cup và Hà Nội.T&T mở cửa tự do cho khán giả vào sân Hàng Đẫy ở vòng cuối V-League, dù số liệu của BTC giải là vào khoảng 9.500 người, nhưng trên thực tế chiếm số đông trong đó lại là những CĐV đến từ đội khách Vicem.Hải Phòng.

So với sân Vinh, Thanh Hóa, Chi Lăng, Gò Đậu, hay cả đội bỏ giải XMXT.Sài Gòn (sân Thống Nhất), thì sân Hàng Đẫy của Hà Nội.T&T không thể sánh bằng về lực lượng cổ động viên tới sân xem trận đấu của đội bóng của bầu Hiển. Dù đã giành được tới 2 ngôi vô địch V-League, nhưng bài toán làm thế nào để kéo khán giả đến sân vẫn là điều làm đội bóng Thủ đô trăn trở.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trúc An ([Tên nguồn])
V-League 2023-24: Cuộc đua nóng bỏng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN