Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Freiburg vs Wolfsburg
Logo Freiburg - SCF Freiburg
-
Logo Wolfsburg - WOB Wolfsburg
-
Empoli vs Torino
Logo Empoli - EMP Empoli
-
Logo Torino - TOR Torino
-
Toulouse vs Saint-Étienne
Logo Toulouse - TFC Toulouse
-
Logo Saint-Étienne - ASS Saint-Étienne
-
Real Valladolid vs Valencia
Logo Real Valladolid - VLD Real Valladolid
-
Logo Valencia - VAL Valencia
-
Timor-Leste vs Singapore
Logo Timor-Leste - TLS Timor-Leste
-
Logo Singapore - SGP Singapore
-
Thái Lan vs Malaysia
Logo Thái Lan - THA Thái Lan
-
Logo Malaysia - MAS Malaysia
-
Mainz 05 vs Bayern Munich
Logo Mainz 05 - M05 Mainz 05
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Augsburg vs Bayer Leverkusen
Logo Augsburg - FCA Augsburg
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Wolverhampton Wanderers vs Ipswich Town
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Ipswich Town - IPS Ipswich Town
-
Newcastle United vs Leicester City
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Leicester City - LEI Leicester City
-
Liverpool vs Fulham
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Arsenal vs Everton
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Everton - EVE Everton
-
Nottingham Forest vs Aston Villa
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Juventus vs Venezia
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Venezia - VEN Venezia
-
Reims vs Monaco
Logo Reims - SR Reims
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Rayo Vallecano vs Real Madrid
Logo Rayo Vallecano - RAY Rayo Vallecano
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Lào vs Philippines
Logo Lào - LAO Lào
-
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Việt Nam vs Indonesia
Logo Việt Nam - VIE Việt Nam
-
Logo Indonesia - IDN Indonesia
-
Atlético Madrid vs Getafe
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Getafe - GET Getafe
-
Brighton & Hove Albion vs Crystal Palace
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Bologna vs Fiorentina
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Logo Fiorentina - FIO Fiorentina
-
Heidenheim vs Stuttgart
Logo Heidenheim - HDH Heidenheim
-
Logo Stuttgart - VFB Stuttgart
-
Manchester City vs Manchester United
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
RB Leipzig vs Eintracht Frankfurt
Logo RB Leipzig - RBL RB Leipzig
-
Logo Eintracht Frankfurt - SGE Eintracht Frankfurt
-
Southampton vs Tottenham Hotspur
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Chelsea vs Brentford
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Milan vs Genoa
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Genoa - GEN Genoa
-
PSG vs Olympique Lyonnais
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Olympique Lyonnais - OL Olympique Lyonnais
-
Barcelona vs Leganés
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Logo Leganés - LEG Leganés
-
Lazio vs Inter Milan
Logo Lazio - LAZ Lazio
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
AFC Bournemouth vs West Ham United
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Campuchia vs Timor-Leste
Logo Campuchia - CAM Campuchia
-
Logo Timor-Leste - TLS Timor-Leste
-
Singapore vs Thái Lan
Logo Singapore - SGP Singapore
-
Logo Thái Lan - THA Thái Lan
-
Myanmar vs Lào
Logo Myanmar - MYA Myanmar
-
Logo Lào - LAO Lào
-
Philippines vs Việt Nam
Logo Philippines - PHI Philippines
-
Logo Việt Nam - VIE Việt Nam
-
Monaco vs PSG
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Espanyol vs Valencia
Logo Espanyol - ESP Espanyol
-
Logo Valencia - VAL Valencia
-
Malaysia vs Singapore
Logo Malaysia - MAS Malaysia
-
Logo Singapore - SGP Singapore
-
Thái Lan vs Campuchia
Logo Thái Lan - THA Thái Lan
-
Logo Campuchia - CAM Campuchia
-

Ai đã giúp bóng đá Thái Lan bỏ xa Việt Nam?

Lâu nay, nhiều CĐV bóng đá ở Đông Nam Á vẫn tin rằng, Chủ tịch Worawi Makudi của LĐBĐ Thái Lan (FAT) hoặc HLV Kiatisak Senamuang là “kiến trúc sư trưởng” giúp bóng đá Thái Lan vượt ra khỏi “ao làng”, nhưng thực tế không phải vậy. Doanh nhân Ong-Arj Kosinkar mới là nhân vật trọng yếu.

Không phải chỉ đến sau khi ĐT Thái Lan thắng thuyết phục ĐT Việt Nam 3-0 tại Mỹ Đình ở loạt trận thứ 4 bảng F vòng loại thứ 2 World Cup 2018 khu vực châu Á, người hâm mộ mới nhận ra rằng đội tuyển xứ chùa vàng đã trên tầm thầy trò Miura rất nhiều, mà thực tế là trong khoảng 2 năm trở lại đây, nền bóng đá của người Thái đã phát triển mạnh mẽ, vượt ra khỏi “ao làng” Đông Nam Á. Những thành tích đáng khích lệ của ĐTQG rồi các tuyến trẻ tại các giải tầm cỡ châu lục khiến họ bắt đầu mơ về ngày bước ra sân chơi thế giới.

Ai đã giúp bóng đá Thái Lan bỏ xa Việt Nam? - 1

Chủ tịch Công ty Thai Premier League - Ong-Arj Kosinkar (trái).

Hãy xem, từ cấp độ U16 cho tới U19, U23 và ĐTQG, Thái Lan đều độc tôn ở khu vực. Tại giải U16 Đông Nam Á, họ thắng U16 Australia ở bán kết và vùi dập U16 Myanmar 3-0 ở chung kết. Tới giải U19 Đông Nam Á, U19 Thái Lan thắng đậm U19 Việt Nam 6-0 ở trận cuối cùng. Cấp độ U23, U23 Thái Lan 2 năm liên tiếp đoạt HCV SEA Games và từng vào tới bán kết Asiad 17 hồi năm ngoái… ĐTQG của họ thì vừa vô địch AFF Cup 2014.

Còn giải VĐQG Thái Lan (Thai Premier League) bây giờ ư? Họ đã từ lâu trở thành giải đấu số 1 khu vực, bỏ xa V.League của Việt Nam về chất lượng và độ hấp dẫn. Thậm chí, với tốc độ phát triển như hiện nay, chỉ một vài năm nữa thôi, Thai Premier League sẽ ngang tầm với K-League (Hà Quốc), J-League (Nhật Bản), A-League (Australia) hay C-League (Trung Quốc)…

Vậy ai là người có công lớn nhất trong quá trình nâng tầm bóng đá Thái Lan, giúp họ thoát ra khỏi “ao làng” Đông Nam Á và giờ đặt mục tiêu tham dự VCK World Cup 2018 tại Nga? Lâu ngay, nhiều người hâm mộ vẫn cho rằng đó là Chủ tịch Worawi Makudi của LĐBĐ Thái Lan (FAT) hoặc HLV Kiatisak Senamuang – người hiện dẫn dắt ĐT Thái Lan và U23 Thái Lan, nhưng thực tế thì không phải vậy. Người giữ vai trò trọng yếu chính là doanh nhân thành đạt Ong-Arj Kosinkar.

Ai đã giúp bóng đá Thái Lan bỏ xa Việt Nam? - 2

Giải Thai Premier League tiệm cận tầm châu lục.

Giai đoạn 2008-2010, khi bóng đá Thái Lan tụt dốc bằng những thất bại liên tiếp của ĐTQG lẫn U23 ở cấp độ SEA Games và AFF Cup, trong khi giải VĐQG Thái Lan trì trệ, bị những nền bóng đá khác trong khu vực như Việt Nam, Malaysia, Indonesia bắt kịp… các quan chức có trách nhiệm đã phải ngồi lại để tìm ra một hướng đi mới. Lúc bấy giờ, Tổng Thư ký Liên đoàn Bóng đá Thái Lan là Ong-Arj Kosinkar đã đưa ra một quyết định gây sốc khi “từ quan”.

Không phải vì vị doanh nhân thành đạt này cảm thấy mình không có năng lực lãnh đạo, mà bởi ông muốn dành toàn thời gian sang Anh học hỏi kinh nghiệm làm bóng đá chuyên nghiệp. Bằng nguồn kinh phí cá nhân cùng với mối quan hệ sẵn có từ trước với Liên đoàn Bóng đá Anh (FA), ông Ong-Arj Kosinkar đích thân đi kiểm chứng cách vận hành của Giải đấu Ngoại hạng Anh (EPL), mối quan hệ giữa EPL và FA cũng như EPL và các CLB trong giải đấu.

Không chỉ vậy, nguyên Tổng thư ký FAT còn đến trao đổi với các CLB nổi tiếng như M.U, Chelsea, Arsenal, Liverpool… để tìm cách thức kinh doanh và điều hành của từng CLB theo những điều kiện khác nhau.

Khi về nước, qua hàng loạt hội thảo chuyên đề liên quan đến bóng đá chuyên nghiệp Thái Lan với sự tham dự của Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan, Tổng cục Thể thao Thái Lan, FAT, Ban huấn luyện ĐT Thái Lan cùng đại diện của các CLB bóng đá ở giải Thai Premier League và League One, nền bóng đá Thái Lan bắt đầu có sự thay đổi và chuyển biến mạnh mẽ.

Ai đã giúp bóng đá Thái Lan bỏ xa Việt Nam? - 3

ĐT Thái Lan đặt mục tiêu giành vé dự VCK World Cup 2018.

Sân bóng đá của các đội SCG Muangthong United, Buriram, Bangkok Glass… trở thành những sân chuyên biệt dành cho bóng đá; các ngoại binh được thuê về đều phải dựa trên tiêu chí chơi kỹ thuật, chứ không băm bổ, chỉ biết chạy và phá bóng; khán giả được tạo điều kiện thuận lợi về giờ giấc theo dõi; truyền hình được tập huấn và chuyển giao kỹ thuật sản xuất theo mô hình của giải EPL..

Điều quan trọng nhất là, khi được sự đồng thuận của FAT và các CLB bóng đá Thái Lan, cũng như được tiến cử làm Chủ tịch Công ty Thai Premier League, đơn vị điều hành giải đấu cao nhất Thái Lan, ông Ong-Arj Kosinkar đã liên hệ với lãnh đạo EPL để nhượng quyền cách thức tổ chức giải đấu theo tiêu chuẩn quốc tế…

Ông Ong-arj Kosinkar ước tính hơn 3,5 tỷ baht, tức là xấp xỉ 100 triệu USD đã chảy vào tài khoản của giải đấu số 1 xứ Chùa vàng kể từ năm 2010 tới nay. Trong vài mùa giải gần đây, thu nhập hàng năm của giải đấu đã nhích dần lên mức 800 triệu baht. Các khoản thu nhập bao gồm tiền BQTH (bán cho TrueVisions) trị giá 600 triệu baht, 100 triệu baht từ nhà tài trợ chính Toyota và khoảng 100 triệu baht từ các nhà tài trợ khác…

Khi mà các CLB đã rủng rỉnh trong chi tiêu, họ có thể tự dùng tiền túi để thuê các ngoại binh chất lượng, đầu tư vào công tác đào tạo trẻ, đưa các cầu thủ ra nước ngoài tập huấn hay thuê các chuyên gia hàng đầu về phục vụ đội bóng…

Điều này nghiễm nhiên giúp cho mặt bằng bóng đá Thái Lan được nâng lên nhanh chóng, và từ đó, các cấp đội tuyển có thể dễ dàng lựa chọn các cầu thủ hàng đầu. Thậm chí, các đội bóng có ngôi sao tập trung cùng các ĐTQG cũng luôn cố gắng tạo những điều kiện tốt nhất để ngôi sao ấy có thể thoải mái cống hiến…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đông Hưng ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN