Trận đấu nổi bật

Xem thêm

PSG vs Borussia Dortmund
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Quảng Nam vs Công An Hà Nội
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
MerryLand Quy Nhơn Bình Định vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Khánh Hòa vs Hải Phòng
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Thép Xanh Nam Định vs Becamex Bình Dương
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
TP Hồ Chí Minh vs Đông Á Thanh Hóa
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Real Madrid vs Bayern Munich
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Sông Lam Nghệ An
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Hà Nội vs Thể Công - Viettel
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-

Vấn đề của bóng đá Việt Nam: Chưa tài đã tật

Sau cú phang gãy ống đồng của chân sút U-21 Đình Bảo làm gãy chân đồng nghiệp, chợt giật mình vì cầu thủ trẻ Việt Nam rất ít nhớ đến những bài học fair play.

Từ một tình huống vô hại ở giữa sân, không hiểu sao cầu thủ chủ chốt của đội U-21 chủ nhà lại có pha bay người đốn vào ống đồng của đồng nghiệp đến nỗi bị thẻ đỏ, truất quyền thi đấu.

Chuyên gia bóng đá Nguyễn Văn Vinh gọi trận thua 0-4 của U-21 chủ nhà trước U-21 Sydney (Úc) là toàn diện từ chuyên môn đến đạo đức. Ông không ngần ngại nói hành vi của cầu thủ trẻ Đình Bảo là mất dạy, bởi nó có thể hủy hoại sự nghiệp của đồng nghiệp. Sau hành động này, HLV Đinh Văn Dũng đã bắt học trò phải đến xin lỗi cầu thủ đội bạn và ban huấn luyện đội khách…

Chợt nhớ trận bóng giữa U-19 Việt Nam vừa thắng U-19 Úc đến 5-1 ở vòng loại châu Á, tan trận các cầu thủ trẻ Việt Nam xếp hàng cúi đầu chào thân thiện đội bạn đã tạo một hình ảnh thắng không kiêu rất dễ mến. Nên nhớ U-19 Việt Nam đá suốt 10 trận từ giải Đông Nam Á đến châu Á chỉ bị một thẻ vàng và gây ấn tượng mạnh cho nhiều giới về lối chơi đẹp lẫn hiệu quả. Những điều này là trái ngược hoàn toàn với pha đánh võ ác ý của đàn anh U-21 gây phản ứng mạnh từ giới hâm mộ.

Vấn đề của bóng đá Việt Nam: Chưa tài đã tật - 1

Nỗi lo của bóng đá Việt Nam là nhiều cầu thủ trẻ chưa thành tài đã thành tật. Ảnh: NHƯ NGUYỆN

Bóng đá Việt Nam chưa có nhiều người tài nhưng cái tật đã len lỏi đen đặc những ngõ ngách. Từ chuyện tuyển thủ chơi thuốc lắc, lái xe điên lạng lách trên đường cho đến các cuộc chơi phá sức thâu đêm và thói bạo lực sân cỏ… là những tấm gương vỡ rất dễ lây lan trong đời sống của cầu thủ trẻ.

Bóng giải U-21 chưa lăn đã từng gặp sự cố chân sút trẻ Quốc Phương bị loại khỏi đội vì không lên tập trung với lý do không chính đáng. Rồi tiếp đến chuyện hai trụ cột của đội mặc áo tuyển phá kỷ luật vào bar chơi khuya đã gây ra những hình ảnh không thiện cảm cho giới quần đùi áo số.

Lại nhớ giải trẻ U-18 quốc gia ở Hải Phòng cách đây 10 năm. Khi ấy HLV Trần Công Minh dẫn dắt đội U-18 Thành Long gặp đội chủ nhà có nhiều pha va chạm lẫn gây gổ đòi đánh nhau. Sau trận đấu, Công Minh bắt các học trò cúi đầu xin lỗi ban huấn luyện đội bạn và xem đấy là một ghi nhớ đạo đức vỡ lòng nếu muốn theo bóng đá chuyên nghiệp.

Trong khi đó, những sai phạm của các cầu thủ trẻ thường hay bị xuê xoa theo kiểu vi phạm lần đầu hoặc chỉ giơ cao đánh khẽ đã khiến hành vi ứng xử của họ ngày càng quá đáng cả trên sân cỏ lẫn ngoài đời.

Dạy cầu thủ trẻ phải như dạy con từ thưở còn thơ…

Phần lớn cầu thủ Việt Nam thất học

Chuyên gia Nguyễn Văn Vinh từng đặt một câu hỏi rất hóc búa về việc thống kê cầu thủ Việt Nam có bao nhiêu người tốt nghiệp THCS, chưa nói đến tú tài, đừng mong lên đại học. Chính bởi sự hụt hẫng cái nền văn hóa ở nhà trường nên cách ứng xử của cầu thủ trong tất cả các mặt còn rất hời hợt. Ngay cả các lớp năng khiếu ở nhiều địa phương cũng chỉ mới chú trọng dạy cầu thủ chơi bóng mà thiếu hoặc không đầu tư cho họ học văn hóa. Đấy cũng là nỗi lo lớn nhất của các bậc phụ huynh khi muốn con em mình trở thành cầu thủ chuyên nghiệp mà hụt hẫng về nền tảng tri thức.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Công Tuấn (phapluattp.vn )
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN