Ông nội cắn cháu trai để phạt tội rửa bát chậm, dư luận Trung Quốc phẫn nộ khi biết sự thật phía sau

Sự kiện: Giới trẻ 2024

Một người đàn ông ở Quảng Đông, Trung Quốc đang phải đối mặt với làn sóng phẫn nộ của cư dân mạng nước này sau khi cắn cháu trai 10 tuổi vì cho rằng cháu rửa bát quá chậm.

VTC News dẫn nguồn SCMP cho biết, mới đây, người đàn ông họ Hồ ở Quảng Đông, Trung Quốc đã phải đối mặt với làn sóng chỉ trích dữ dội trên mạng sau khi cắn cháu trai 10 tuổi vì cho rằng cháu rửa bát quá chậm.

Được biết, cậu bé phải sống với ông nội vì bố mẹ lên thành phố tìm việc làm. Cha cậu bé cho biết, bé bị chính ông nội lạm dụng. Ông Hồ không chỉ đánh và cắn đứa trẻ mà còn chửi bới, đay nghiến rằng trong tương lai cậu bé sẽ chẳng làm được gì.

Đoạn camera giám sát tại nhà đã ghi lại cảnh đứa trẻ vừa ăn mỳ vừa khóc trong một căn phòng thiếu ánh sáng vì bị ông nội la mắng. Cậu bé đã nói với bố rằng mình bị ông nội cắn vào cổ tay vì tội rửa bát chậm, cậu bé cũng cho biết ông đã bạo hành thể chất và tinh thần cậu bé suốt thời gian dài, theo Toutiao News.

Đứa trẻ vừa ăn mỳ vừa khóc trong một căn phòng thiếu ánh sáng vì bị ông nội la mắng. Ảnh: SCMP.

Đứa trẻ vừa ăn mỳ vừa khóc trong một căn phòng thiếu ánh sáng vì bị ông nội la mắng. Ảnh: SCMP.

Người cha của đứa trẻ đã trở về nhà sau khi biết con trai bị chính ông nội bạo hành. Khi anh hỏi cha mình vì chuyện đó, ông né tránh mọi câu hỏi và coi như không có chuyện gì xảy ra.

Câu chuyện sau đó đã thu hút đươc đông đảo sự chú ý trên mạng xã hội, rất nhiều người chỉ trích hành động ngược đãi của ông Hồ đối với cháu nội, tuy nhiên nhiều người khác lại cho rằng người cha của đưa trẻ là một người vô trách nhiệm.

Một số bình luận của cư dân mạng:

“Làm sao người làm ông nội có thể đối xử như vậy với đứa cháu bé bỏng?";

"Thật không thể hiểu nổi, tại sao bạo lực gia đình giữa ông nội và cháu vẫn còn xảy ra trong thời buổi này";

"Bố mẹ để con sống cùng ông đến mức bị bạo hành thế này mới biết thì cũng không thể chấp nhận được".

Cậu bé họ Hồ này nằm trong số "những đứa trẻ bị bỏ lại phía sau", một hiện tượng phổ biến ở Trung Quốc. Cụm từ "trẻ em bị bỏ lại phía sau" thường đề cập đến "những đứa trẻ lớn lên ở quê hương hoặc ở quốc gia thường trú của chúng, bị bỏ lại bởi những người di cư trưởng thành chịu trách nhiệm về chúng", theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF).

Báo Lao động dẫn nguồn Sixth Tone cho biết, ở Trung Quốc năm 2020, có hơn 130 triệu trẻ em có cha mẹ di cư. Điều đó có nghĩa là các quyết định về việc di cư của gia đình ảnh hưởng đến 40% trẻ em Trung Quốc. Tin tốt là tỉ lệ các gia đình di cư có trẻ em "bị bỏ lại phía sau" ở Trung Quốc đã giảm dần trong thập kỉ qua, từ khoảng 70% năm 2010 xuống còn 50% vào năm 2020, theo Sixth Tone.

Ở Trung Quốc, nhiều trẻ em bị bỏ lại với những người thân trong gia đình nhưng cũng có những trẻ vì hoàn cảnh buộc phải sống một mình. Ảnh minh họa.

Ở Trung Quốc, nhiều trẻ em bị bỏ lại với những người thân trong gia đình nhưng cũng có những trẻ vì hoàn cảnh buộc phải sống một mình. Ảnh minh họa.

Khi không thể thường xuyên giao tiếp với cha mẹ, trẻ bị “bỏ lại phía sau” có nhiều khả năng gặp căng thẳng tâm lí và cảm xúc hoặc cảm giác cô đơn, và có thể cảm thấy bị bỏ rơi. Nhiều trẻ cũng gặp những khó khăn trong học tập, tâm lí và tình cảm. 

Ở Trung Quốc, nhiều trẻ em bị bỏ lại với những người thân trong gia đình nhưng cũng có những trẻ vì hoàn cảnh buộc phải sống một mình. Năm 2013, một loạt vụ lạm dụng tình dục liên quan đến trẻ em "bị bỏ lại phía sau" đã gây chấn động nước này.

Vào tháng 6/2015, 4 anh chị em "bị bỏ lại phía sau" đã chết vì ngộ độc thuốc trừ sâu nghi do tự sát. Tất cả các em đều dưới 14 tuổi và cha mẹ các em đã rời làng đi tìm việc làm.

Hay vào năm 2022, tại một trung tâm thương mại tại Trung Quốc 2 ông cháu ngã từ tầng 4 xuống đất. Khi đang đi thang cuốn, đứa trẻ dù được ông bế nhưng vẫn nhoài người ra nghịch ngợm, người ông với theo đỡ cháu nên cả 2 cùng gặp nạn.

Trước vấn đề trên, kể từ năm 2015, chính phủ Trung Quốc công bố loạt chính sách nhằm thúc đẩy đô thị hóa và hợp pháp hóa tình trạng của người di cư. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng liên tục số lượng trẻ em có thể đi cùng cha mẹ di cư và giảm tương ứng số trẻ em "bị bỏ lại phía sau" ở khu vực nông thôn. Theo hướng dẫn mới, chính quyền nông thôn sẽ được yêu cầu giám sát phúc lợi của trẻ em sống một mình. Cha mẹ sẽ được khuyến khích đưa con của họ đi cùng khi có thể.

Nguồn: [Link nguồn]

Lấy lý do đến thăm cháu trai, bố mẹ chồng cũ đóng gói hành lý đến ở luôn trong nhà con dâu cũ, không chịu chuyển đi

5 năm đã trôi qua, bố mẹ chồng cũ ngày càng quá quắt, cô đành đưa mọi chuyện ra pháp luật, yêu cầu họ phải dọn ra khỏi nhà và trả lại chìa khoá.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Như Quỳnh (T/h) ([Tên nguồn])
Giới trẻ 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN