Nói xấu người khác là gieo nghiệp sống cô độc

Trong cuộc sống chúng ta nên hạn chế, nếu được thì không nên buôn chuyện về người khác.

Thượng tọa Thích Chân Quang cho rằng, lời nói xấu sau lưng, hoặc chê bai người khác sau lưng thường gây nên oán thù, gây chia rẽ. Nếu không tránh những điều này, chúng ta sẽ mắc phải quả báo y như vậy. Chê bai người ta điều gì thì đời sau phạm y như thế, không gỡ ra được mà phải trả cho hết cái xấu đó.

Có nhiều người nhìn vào nhân duyên thấy tốt, tự nhiên họ làm sai, làm bậy. Không phải do họ xấu mà do đời trước làm sai nên đời này phải gánh chịu. Đó chính là nhân quả.

Có người hay bị thị phi, bị nói xấu rất có thể kiếp trước đã gieo nghiệp bất thiện này. Dù đời này họ không nói xấu ai nhưng thường xuyên bị thị phi, đặt điều, bôi nhọ. Đó chính là quả báo mà họ không biết.

Theo giảng sư Thích Trí Huệ, trong 3 nghiệp thân khẩu ý thì khẩu nghiệp làm cho chúng ta tổn phước nhiều nhất.

Ngay xưa có một câu chuyện là Ngài Mục Kiền Liên được Đức Phật sai xuống thăm ông Đề Bà Đạt Đa sau khi ông này bị đọa vào địa ngục. Ngài đi vào địa ngục để thăm Đề Bà Đạt Đa thì thấy rằng dưới địa ngục người nữ bị đọa nhiều hơn người nam. Nguyên nhân là bởi nhiều người nữ mắc phải tội khẩu nghiệp.

Theo lời Phật dạy qua kinh điển để lại thì Thân có 3 nghiệp là sát sanh, trộm cắp, tà dâm. Ý có ba nghiệp là Tham lam, sân hận và si mê. Còn Khẩu có 4 nghiệp là Nói dối, thêu dệt, nói đâm thọc, nói ác khẩu.

Giảng sư Thích Trí Huệ cho rằng, nữ thường phạm khẩu nghiệp nhiều hơn nam. Người ta nói phận gái mảnh mai, nhỡ cái tay thì nhờ cái miệng. Nhưng cũng do mình nhờ cái miệng nên mình dùng cái miệng lung tung hết, “thần khẩu hại xác phàm”, tức là chính cái miệng mình làm tổn phước của mình, chính cái miệng mình làm cho mình không được thanh tịnh.

Bởi vậy muốn thoát khỏi cái khẩu nghiệp đó, thoát khỏi việc làm tổn hại phước báu của mình đó thì người nữ phải biết yếu điểm nhất của mình chính là …cái miệng. Do vậy, khi người nữ tu được khẩu nghiệp chính là tu được nhiều nhất, mang lại cho mình nhiều phước báu nhất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mạc Vi ([Tên nguồn])
Ăn mặc và giao tiếp chốn công sở Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN