Mẹ chồng - nàng dâu xung đột vì ô sin “bơm đểu”

Kể từ ngày có giúp việc trong nhà, mối quan hệ giữa chị và mẹ chồng căng như dây đàn.

Rạn nứt với mẹ chồng vì ô sin 

Mỗi tháng bỏ ra 5, 6 triệu đồng thuê một người giúp việc trong nhà, đỡ đần trông em bé nhưng đôi khi, các mẹ bỉm sữa lại “mua phải” lắm nỗi oái oăm. Giúp việc lười biếng, hóng hớt, đưa chuyện, ăn vụng, thậm chí còn làm sứt mẻ mối quan hệ của các thành viên trong gia đình… là những rắc rối chủ nhà gặp phải khi thuê ô sin.

Mẹ chồng - nàng dâu xung đột vì ô sin “bơm đểu” - 1

Giúp việc dựng chuyện khiến mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu rạn nứt (ảnh minh họa)

Mới đây, bà mẹ trẻ có nick name H.A. lên mạng than trời khi không may thuê phải người giúp việc hội tụ tất cả những khuyết điểm trên. Chị gọi những ngày tháng  đó “ký ức kinh hoàng”.

Chị miêu tả giúp việc nhà mình bằng một dòng ngắn gọn: “Nhanh nhẹn, xốc vác, biết kể chuyện đi vào lòng người. Chồng mất, có ba đứa con trai”. Nghe giúp việc kể chuyện đời mình, chị khóc rưng rức và nhắn nhủ với chồng rằng: “Chúng mình phải thương bác ấy. Tầm tuổi này đáng ra vui vầy con cháu mà lại phải nai lưng ra làm”.

Nhưng đến khi sinh con xong, chị H.A. mới thấu nỗi khổ khi có giúp việc trong nhà. Ở cữ trên tầng 4, một mình chị phải xoay sở mọi việc bởi hiếm khi thấy giúp việc có mặt. Hễ muốn nhờ chuyện gì là phải gào từ tầng 4 xuống tầng 1 và giúp việc luôn xuất hiện với vẻ mặt khó chịu. Một lần chị nhờ dọn nhà vệ sinh, giúp việc làm được một nửa thì tự ái, vùng vằng xếp đồ bỏ đi vì thấy vậy là nhục nhã.

Thế nhưng, những điều đó chưa khiến chị H.A uất ức bằng việc giúp việc kích bác, “bơm đểu” khiến chị và mẹ chồng rạn nứt. Giúp việc nói với chị rằng không được bà chủ cho ăn no, mỗi ngày, chị phải cho thêm 50.000 đồng ra ngoài ăn phở.

Mẹ chồng - nàng dâu xung đột vì ô sin “bơm đểu” - 2

Không ít mẹ bỉm sữa bỏ tiền ra thuê giúp việc nhưng lại mua phải những rắc rối (ảnh minh họa)

Bữa cơm cữ mỗi ngày giúp việc mang lên phòng cho chị đều rất đạm bạc, chỉ 3 con tôm hoặc 3 miêng thịt và nói rằng, mẹ chồng chỉ cho ăn vậy. Suốt thời gian dài, chị sống trong nỗi tủi thân khi nghĩ mẹ chồng không thương mình. Nào ngờ, bữa cơm vơi đi là do giúp việc ăn vụng.

Đối với mẹ chồng chị, giúp việc lại nói một kiểu khác. Giúp việc tố chị ở bẩn, coi thường nhà chồng, tính toán chi li, xúi chồng cãi mẹ, chửi rủa, đuổi giúp việc ra khỏi nhà… Mẹ chồng chị đi làm cả ngày nên đôi khi chỉ nghe một phía mà quay sang hậm hực với chị. Kể từ khi sinh xong, mối quan hệ giữa chị và mẹ chồng lúc nào cũng căng như dây đàn.

Không thể chịu nổi thật xấu của giúp việc, chị thẳng thắn chấm dứt hợp đồng, tiễn ra khỏi nhà. Đến khi mẹ chồng - nàng dâu bình tĩnh ngồi xuống nói chuyện, chị mới phát hiện ra mọi xích mích đều do giúp việc dựng chuyện mà thành.

Câu chuyện của chị H.A. nhận được sự đồng cảm của nhiều mẹ bỉm sữa. Chị T.H. cũng nhân đây kể lại tình huống oái oăm mình gặp phải khi thuê phải giúp việc thích đặt điều.

Chị thường xuyên bị giúp việc dựng chuyện nói xấu với nhà chồng. Nhà chị 4 thế hệ ở cùng nhau, giúp việc nói với cụ chồng rằng, chị không cho cụ bế cháu sợ làm ngã. Cụ chồng tức giận, cả tháng trời không nói chuyện với chị, cứ có mặt chị là không bế cháu hay chơi với cháu.

Chị uất nhưng không làm được gì vì lúc này con rất theo giúp việc, hơn nữa lại chưa tìm được người mới. Nhẫn nhịn đến khi con lớn hơn, có thể gửi cô giáo, chị quyết tiễn giúp việc ra khỏi nhà. “Bà ấy đi cái là gia đình lại vui vẻ, yêu thương nhau. Cuộc sống bây giờ không có giúp việc nhưng lại thoải mái cực kỳ”, chị kể.

Khóc ròng vì giúp việc chẳng khác gì “mẹ chồng thứ hai”

Vợ chồng sống tại nhà riêng ở Hà Nội, ông bà nội bận rộn không thể ra phụ giúp trông cháu, ai ai cũng nói chị Nga (31 tuổi) sướng như tiên vì không phải “sống chung với mẹ chồng”. Mấy ai ngờ, chị sống cùng giúp việc mà chẳng khác nào sống cùng “mẹ chồng thứ hai”.

Mẹ chồng - nàng dâu xung đột vì ô sin “bơm đểu” - 3

Có giúp việc trong nhà, chị Nga cảm thấy mất tự do (ảnh minh họa)

Công việc chị thỏa thuận trước với giúp việc là: sáng dậy ăn sáng, dọn dẹp nhà cửa, chị cho bé ăn rồi đi chợ mua đồ. Trưa chị trông bé, bà nấu cơm, sau đó thay phiên trông bé để ăn cơm rồi chị dỗ con ngủ, bà giúp việc dọn rửa. Buổi chiều công việc tương tự, đêm em bé quấy khóc thì giúp việc phụ trông nom.

Thế nhưng, công việc trên thực tế thì khác biệt hoàn toàn. Ngày nào chị đi chợ về cũng thấy nhà cửa y nguyên, giúp việc đang chơi điện thoại. Hễ em bé ngủ là giúp việc tranh đến trông coi nói rồi là không biết nấu ăn, nấu ăn không ngon để chị kiêm luôn việc vào bếp.

Giúp việc nhà chị có thói quen ngủ đúng giờ, cứ 10 giờ tối là đóng kín cửa. Hôm nào con quấy khóc, chị muốn nhờ giúp đỡ thì phải gõ cửa phòng mỏi tay. Con đang thiu ngủ, sang tay giúp việc liền khóc ré lên, vậy là chị lại phải thức đêm dỗ dành.

Chưa kể, giúp việc nhà chị còn có thói quen săm soi, xét nét. “Thi thoảng việc nhà bận rộn, con quấy khóc mình cũng có cáu gắt với chồng. Bà ấy liền quay sang bảo: “Mẹ cu làm gì gắt gỏng thế. Chồng đi làm cả ngày mệt mà về đến nhà là nghe vợ chửi”. Chồng mình bình thường cười cho qua chuyện nhưng thấy giúp việc nói thế thì cũng ấm ức mà nổi đóa lên, còn bảo mình thiếu tôn trọng chồng trước mặt người khác. Mệt mỏi vô cùng”, chị Nga bức xúc.

Còn rất nhiều câu chuyện éo le chị gặp phải khi thuê giúp việc. Bỏ tiền ra mua sự nhàn rỗi nhưng chị lại mua phải lắm nỗi bực mình và nhiều khi còn thấy mất tự do.

Ngậm ngùi vì nhận thưởng Tết 10 triệu thì lì xì mất 20 triệu đồng

Nhiều khi vì chuyện mừng tuổi mà chị chẳng muốn Tết về.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hạ Nhiên ([Tên nguồn])
Những chuyện gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN