Đưa sinh viên về nhà ăn uống la liệt xong vị giáo sư gọi mẹ già ra rửa bát và bài học hiếu thảo người con nào cũng phải khắc ghi

Giáo sư đem bát đĩa bỏ vào bồn rửa, sau đó tiến về phía người mẹ già 70 tuổi nói: "Mẹ, rửa chén đi nhé…"

Trưởng thành chính là khi chúng ta ngoảnh lại ta thấy được bố mẹ đã già, là khi ta biết được rằng trách nhiệm của bản thân là gì. Hai từ "Trưởng thành" đối với mỗi chúng ta không dễ dàng gì, đó là phải đối mặt với những bộn bề cuộc sống ngoài kia, là biết bao lo toan, là sự căng thẳng, mệt mỏi, là khi ta ngồi xuống và suy nghĩ cuộc sống sau này của chúng ta liệu ổn không? Liệu tốt không? Cứ vậy mà lặng lẽ rơi nước mắt để trút bỏ những mệt mỏi với cuộc sống bộn bề xô bồ ngoài kia.

Thế nhưng, song song với sự trưởng thành của chúng ta là tốc độ già đi của cha mẹ. Rất có thể, một lúc nào đó, khi ta muốn bên cha nhiều hơn, muốn nói rằng "Con yêu mẹ" thì lại quá muộn rồi…

Bởi thế, hãy trân trọng hơn những phút giây hiếm có bên cha mẹ, đừng để khi nhận ra thì đã quá muộn. Đừng đợi khi có đủ điều kiện mới hiếu thảo với cha mẹ, hãy làm điều đó hàng giờ hằng ngày, không cần đến vật chất hoành tráng mà chỉ bằng những việc giản đơn.

Ảnh minh hoạ: shutterstock

Ảnh minh hoạ: shutterstock

Có một câu chuyện được lan toả mạnh mẽ trên mạng đã đánh thức suy nghĩ của nhiều người, chỉ cần những hành động nhỏ làm cha mẹ vui cũng là một cách báo hiếu đủ đầy rồi.

Khi còn học đại học, một lần, mấy sinh viên rủ nhau về nhà giáo sư chủ nhiệm liên hoan sau lần cả lớp chia tay nhau về các tỉnh thực tập. Sau khi buổi tối vui vẻ kết thúc, trên mâm bày la liệt bát đĩa bẩn. Mấy em sinh viên nữ vội vàng xắn tay áo lên định bê mâm bát đi rửa nhưng giáo sư mỉm cười ngăn lại:

- Đừng vội, có người rửa đây này!

Giáo sư đem bát đĩa bỏ vào bồn rửa, trước tiên ông dội hết dầu mỡ, sau đó nhẹ nhàng tiến về phía người mẹ già 70 tuổi nói:

- Mẹ, rửa chén đi nhé…

Các sinh viên đứng đó, ngẩn ngơ, không hiểu vì sao một người thanh tao, nho nhã như ông lại có thể đối xử với người mẹ đã lớn tuổi như thế. Nét mặt ai cũng hốt hoảng và nghi ngờ, không tin vào những gì mình chứng kiến.

Nhưng người mẹ già của giáo sư thì thay đổi hẳn nét ủ rũ nãy giờ trên bàn ăn. Bà chậm rãi đi đến bên cạnh bồn rửa bát và từ từ rửa từng thứ, mất khoảng nửa tiếng mới xong. Sau đó, giáo sư lại nhẹ nhàng nói với bà cụ:

- Mẹ vất vả rồi, nghỉ ngơi một chút nhé!

Ảnh minh hoạ: shutterstock

Ảnh minh hoạ: shutterstock

Ông cầm khăn mặt, lau tay cho mẹ.

Sau khi giáo sư đưa mẹ về phòng, lại quay vào bếp, đem chén ra rửa một lần nữa.

Giáo sư nhìn lũ học trò khi ấy còn đang kinh ngạc không hiểu gì, nói: "Các em rất ngạc nhiên phải không? Tôi thì luôn tâm niệm rằng, người mẹ nào thì cũng luôn muốn làm chút gì đó cho con mình. Dù già rồi, nhưng trong mắt mẹ, con mãi mãi cần sự nâng đỡ của mẹ. Để bà rửa chén, bà sẽ cảm thấy con vẫn cần mẹ, một ngày trôi qua sẽ thấy rất phong phú và ý nghĩa. Hiếu kính cha mẹ, ngoại trừ việc giúp đỡ cha mẹ ra, còn phải cho cha mẹ một cơ hội để yêu thương chúng ta".

Khiến cho người nào đó có cảm giác là người khác còn cần mình, thì họ sống mới có một mục tiêu, có mục tiêu rồi thì cuộc sống mới phong phú và ý nghĩa, lực sống vì thế mà có thể sinh động mạnh mẽ.

Mà trong mắt cha mẹ, con cái mãi là con cái, cho dù các con có trưởng thành rồi, thì người làm cha làm mẹ mãi mãi không bao giờ buông được chúng …

Con cái mãi mãi là bé bỏng trong lòng cha mẹ, một báu vật trong tay cha mẹ. Chúng ta mãi mãi là nỗi bận tâm mà cha mẹ già không bao giờ buông bỏ được…

Làm cha mẹ, ai cũng mong con mình sống vui vẻ, hạnh phúc, vạn sự thuận lợi. Tuy nhiên, cuộc đời này ít khi mọi thứ được suôn sẻ như thế.

Khi con cái đến tuổi trưởng thành, cha mẹ chỉ có thể ở bên dặn dò, lo lắng và hỏi thăm tình hình của bạn. Họ không thể thay bạn gánh vác cuộc sống được nữa. Đó cũng chính là nỗi buồn phiền của cha mẹ, đến tuổi xế chiều vẫn không thôi lo cho các con của mình.

Ảnh minh hoạ: shutterstock

Ảnh minh hoạ: shutterstock

Vì vậy, muốn báo hiếu cha mẹ, hãy:

Sống tốt để cha mẹ không phải lo lắng, đau khổ vì mình

Cha mẹ đâu cần con báo đáp mà chỉ muốn con mình thực sự đàng hoàng và biết lo cho bản thân.

Có mặt khi cha mẹ cần

Đừng nghĩ phải đi làm xa, kiếm nhiều tiền và mua cho cha mẹ nhà cao cửa rộng, quần áo xum xuê, thức ăn ê hề mới là báo hiếu. Sự có mặt của đứa con là niềm vui mà cha mẹ chờ mong nhất.

Nhiều người mải lo cho cuộc sống riêng mà quên đi phụng dưỡng cha mẹ. Khi còn nhỏ ở với cha mẹ, lớn lên lo ăn học, đến khi ra trường lại lập gia đình sớm và lo cho gia đình mình, cha mẹ vì thế ít có cơ hội được phụng dưỡng. Đến khi biết làm cha mẹ thì cha mẹ đã qua đời.

Luôn lắng nghe và hỏi ý kiến cha mẹ với thái độ cung kính, ôn hòa, tôn trọng và yêu thương

Cha mẹ luôn muốn cảm nhận được "sự cần thiết" và "được kính trọng" từ con cái đối với mình.

Muốn hiếu thảo với cha mẹ thì hiếu thảo ngay bây giờ, không đợi khi kiếm được tiền mới nghĩ đến chuyện đó.

Hiếu thảo không cần đợi tuổi. Khi còn nhỏ, kể cả 5 tuổi thôi, con đã có thể báo hiếu được rồi. Báo hiếu sớm bởi nếu chờ đến khi trưởng thành, vật chất ê hề, chưa chắc cha mẹ đã còn tại thế để nhận thành báo đó.

Thể hiện tình yêu, lòng thương với cha mẹ bằng lời nói và hành động

Thương thì phải nói ra, gặp cha mẹ và nói một cách chân tình với đấng sinh thành rằng con thương cha mẹ. Nhưng nói không chưa đủ mà phải hành động cụ thể. Không cần những thứ cao siêu, mời một tách trà, hỏi thăm sức khỏe, đỡ đần công việc, bên cạnh cha mẹ mỗi khi họ cần đến là cha mẹ đã thấy đủ.

Một người khi đã 70 hay 80 tuổi vẫn cảm thấy thấm thía nỗi đau mất cha mẹ, cho nên lúc cha mẹ còn sống hãy cứ sung sướng và vui đi vì chẳng có gì bao la bằng tình mẹ và mênh mông như tình cha.

Nguồn: [Link nguồn]

”Mẹ già rồi, xin con hay nhẫn nại và bao dung...” - bức thư khiến hàng triệu người con phải rơi lệ

"Khi mẹ ăn, tay có run rẩy làm thức ăn vương vãi, thậm chí không thể mặc được quần áo cho mình, xin con đừng cười ta. Con hãy nhẫn nại thêm một chút. Con có nhớ mẹ đã...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy (t/h) ([Tên nguồn])
Người trẻ suy ngẫm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN