Đàn ông có nỗi đau thầm kín, hàng đêm chỉ biết kể với chuyên gia tư vấn

Nói chung con đực thường có máu hiếu thắng hơn con cái. Chả thế chọi trâu, chọi gà người ta toàn chọn trâu đực, gà trống, chứ ai đem trâu cái, gà mái ra chọi bao giờ? Thua đàn ông khác đã không thích rồi, thua phụ nữ mà người đó lại là vợ, hàng ngày lại xưng “em” với mình thì càng ngượng.

Những ông chồng kém thành đạt hơn vợ rất dễ "tự ti". Ảnh minh họa

Những ông chồng kém thành đạt hơn vợ rất dễ "tự ti". Ảnh minh họa

Các trung tâm tư vấn hôn nhân thường có dịp chia sẻ tâm sự thầm kín của những ông chồng có vợ thành đạt. Nỗi niềm này hình như do sĩ diện đàn ông khiến họ không chia sẻ với ai ở ngoài đời nên qua điện thoại có khi họ “tám” với chuyên gia tâm lý hàng vài tiếng đồng hồ trong đêm.

Trong quan niệm truyền thống của chúng ta, đàn ông đi làm nuôi gia đình, đàn bà ở nhà nội trợ, chăm con đã thành cái nếp. Nếu người đàn ông thành công ngoài xã hội, khiến cho gia đình trở nên sung túc, thì người ta coi đó là hình ảnh đáng ngưỡng mộ, không ai chê trách là người vợ "ngu si đần độn" sống dựa vào chồng.

Trái lại còn khen người vợ ấy đảm đang quán xuyến gia đình để chồng xông pha ngoài xã hội.

Dường như trong suy nghĩ của người Việt nói chung ngay cả những năm đầu thế kỷ 21 này về vai trò người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội vẫn không thay đổi được bao nhiêu.

Người ta vẫn nhìn những nhà có vợ thành đạt mà chồng đóng vai  giữ “gôn” cho vợ xông lên đá tiền đạo là những ông chồng bất tài, suốt ngày quẩn quanh xó bếp, nếu chưa bị mang cái tiếng dễ tự ái hơn là “bám váy vợ".

Cảnh một ông giám đốc đi về, quăng cái cặp lên bàn, nằm khểnh ra đi-văng đọc báo đợi vợ dọn cơm là hình ảnh quen thuộc bao nhiêu, thì bà giám đốc nào cứ thử làm thế xem cả nhà chồng có nhảy tưng tưng lên không? Có khi hàng xóm cũng lườm nguýt hộ vì cho là "nghịch cảnh"?

Ngay cả những phương tiện truyền thông đại chúng như ti-vi cũng đầy hình ảnh phụ nữ dù thành đạt nhưng về nhà vẫn đi chợ, nấu ăn phục vụ chồng con. Tôi chưa thấy ti-vi đưa hình ảnh một ông giám đốc hay bộ trưởng nào lau nhà hoặc rửa bát, ngoại trừ ngày 8/3 hoặc 20/10. Cả xã hội quan niệm như vậy, có phải riêng ai nghĩ thế đâu.

Không thể không thừa nhận những người thành đạt phần lớn là có tài, nếu họ thăng tiến một cách minh bạch. Đó là sự tổng hợp nhiều năng lực không phải ai cũng có.

Cho nên cái bóng lừng lững của họ có khi che lấp cả ông chồng. Nếu chồng chỉ là người lao động bình thường thì mặc cảm đó càng lớn.

Nói chung con đực thường có máu hiếu thắng hơn con cái. Chả thế chọi trâu, chọi gà người ta toàn chọn trâu đực, gà trống, chứ ai đem trâu cái, gà mái ra chọi bao giờ? Thua đàn ông khác đã không thích rồi, thua phụ nữ mà người đó lại là vợ, hàng ngày lại xưng “em” với mình thì càng ngượng.

Mặc cảm thua kém này có khi lấn át cả ham muốn bản năng của đàn ông, khiến hạnh phúc gia đình chao đảo. Đó là chưa kể khi vợ đã làm ra tiền dù có dịu dàng đến đâu, tiếng nói của họ vẫn có cái gọi là “trọng lượng”.

Cả chuyện giường chiếu cũng trở nên hỏng bét. Ảnh minh họa

Cả chuyện giường chiếu cũng trở nên hỏng bét. Ảnh minh họa

Công to việc lớn trong nhà, bao giờ ý kiến của người có tiền chả là ý kiến cuối cùng. Dù họ có làm ra vẻ tôn trọng chồng thì chính anh ta cũng tự thấy mình chỉ là danh hão. Có lẽ chẳng đàn ông nào thích rơi vào cảnh đó?

Khi vợ đã mải mê công việc ngoài xã hội thì dĩ nhiên họ không thể quán xuyến việc à ơi với chồng gia đình. Đơn giản là họ không có thời gian, và sức lực con người cũng có hạn. Khó có bà giám đốc nào vừa điều hành cuộc họp cơ quan vừa nghĩ chiều nay ăn gì, rồi kết thúc thật nhanh để phi ra chợ mua thức ăn kẻo hết thứ ngon?

Nếu có một người lãnh đạo như thế chắc thời nay cũng khó tồn tại được. Ai cũng biết thương trường là chiến trường, người chủ tướng có thể không chỉ làm hết "tám giờ vàng ngọc" như nhân viên mà có khi những lo toan cho hàng trăm con người còn theo họ vào bữa ăn, giấc ngủ. Nếu đòi hỏi họ phải lo cho chồng con từng li từng tí như mọi người vợ khác, sao họ làm được?

Mặt khác, phụ nữ làm lãnh đạo ít khi có thể dịu dàng bằng phụ nữ truyền thống. Đang từ cái giọng chỉ huy dứt khoát ở cơ quan về đến nhà lại chuyển ngay sang giọng ngọt như mía lùi của người vợ hiền xem ra cũng không dễ chút nào.

Nếu bạn may mắn có vợ thành đạt, bạn không nên đòi hỏi vợ mình phải như những người vợ khác. Khi vợ đã lên đá tiền đạo thì bạn phải giữ “gôn” chứ bỏ cho ai.

Tất cả đều xông lên đá vào gôn người ta, để khung thành của mình bỏ ngỏ cho nó sút tung lưới thì chắc chắn đá mười trận thua cả mười. 

”Chung chăn chung gối” tôi mới hiểu lý do vợ ế đến 33 tuổi

Cô ấy chẳng hề nhiệt tình, thích thú trong “chuyện ấy“. Mỗi khi tôi chủ động thân mật, cô ấy đều qua loa cho...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa ([Tên nguồn])
Những chuyện gia đình Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN