Có nên"run" với tỷ lệ "chọi"?
Năm nay, một số ngành ở khối kỹ thuật, sư phạm, kinh tế có tỷ lệ “chọi” khá cao.
Hiện tại các trường đại học, cao đẳng đã hoàn thành xong việc phân loại hồ sơ và công bố tỷ lệ “chọi”. Năm nay, một số ngành ở khối kỹ thuật, sư phạm, kinh tế có tỷ lệ “chọi” khá cao. Tuy ở khối kỹ thuật, sư phạm, kinh tế có tỷ lệ “chọi” khá cao. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định, tỷ lệ “chọi” không phải là yếu tố khiến thí sinh rớt hay đậu kỳ thi tuyển sinh đại học sắp tới.
Hồ sơ giảm nhưng tỷ lệ “chọi” lại tăng
Theo Ths Phạm Thái Sơn, Phó Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, tỷ lệ “chọi” cao nhất của trường năm nay thuộc về ngành Công nghệ Thực phẩm với tỷ lệ 1/25 (10.080 hồ sơ/400 chỉ tiêu), ngành thấp nhất là Công nghệ Kỹ thuật chế tạo máy: 1/1,6 (162 hồ sơ/100 chỉ tiêu). ThS Phạm Thái Sơn dự đoán, điểm chuẩn của khối Kinh tế năm nay của trường sẽ không thể cao hơn năm 2012. Các ngành Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sinh học, Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm sẽ có điểm chuẩn tương đương như năm ngoái. Riêng ngành Công nghệ thông tin, Cơ khí, Điện tử sẽ có điểm chuẩn sát với điểm sàn.
Năm nay, trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) có 15.747 thí sinh đăng ký dự thi vào 16 ngành và nhóm ngành. Nhiều ngành “hot” như Công nghệ Thông tin, Môi trường, nhóm ngành Hóa học – Thực phẩm – Sinh học… có số dự thi đong nên tỷ lệ “chọi” cao hơn hẳn năm trước. Cụ thể, nhóm ngành Công nghệ Thông tin tuyển 330 chỉ tiêu nhưng có hơn 1.400 thí sinh đăng ký dự thi. Tỷ lệ “chọi” cao hơn hẳn năm trước. Cụ thể, nhóm ngành Công nghệ Thông tin tuyển 330 chỉ tiêu nhưng có hơn 1.400 thí sinh đăng ký dự thi. Tỷ lệ “chọi” ở nhóm ngành Hóa học – Thực phẩm – Sinh học là 1/6.29. Nhóm ngành Moi trường có tỷ lệ chọi là 1/6.63. Ngành Kiến trúc vẫn là ngành có tỷ lệ cạnh tranh cao nhất 1/14,35. Theo PGS.TS Vũ Đình Thành, tỷ lệ “chọi” tăng nhưng không có nghĩa là cơ hội vào đại học của thí sinh hẹp lại. Đó chỉ là con số để thí sinh tham khảo.
Tỷ lệ chọi không quyết định được điểm chuẩn vào các ngành (Ảnh minh họa)
Tại trường ĐH Sư phạm TP.HCM, tỷ lệ “chọi” nhiều ngành đã tăng lên gấp nhiều lần so với năm 2012. Trong đó, ngành có tỷ lệ “chọi” cao nhất vẫn là Giáo dục Tiểu học với tỷ lệ 1/24 (4081 hồ sơ/170 chỉ tiêu). Ngành có tỷ lệ “chọi” cao thứ hai là Giáo dục Mầm non với 1/12,7 (2151 hồ sơ/170 chỉ tiêu). Các ngành khác như: Tâm lý học, Vật lý, Sinh học, Văn học, Quốc tế học, Ngôn ngữ Nhật… có tỷ lệ “chọi” cao gấp đôi năm ngoái. Ở khối Nông-Lâm-Ngư, tỷ lệ “chọi” cũng tăng lên rất cao. Cụ thể, tỷ lệ “chọi” trung bình ở trường ĐH Nông Lâm là 1/11,27, ThS Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường cho biết, dù hồ sơ đăng ký dự thi giảm hơn 500 bộ nhưng tỷ lệ “chọi” lại tăng do trường ĐH Nông Lâm cắt bớt 880 chỉ tiêu.
Tỷ lệ “chọi” và hồ sơ ảo
Dù các tỷ lệ “chọi” tăng nhưng thí sinh không nên quá chú ý vào các con số đang ở mức ước lượng này. Tỷ lệ “chọi” chỉ thực sự chính xác khi tính toán dựa trên số lượng thí sinh đến tham dự kỳ thi tuyển sinh vào tháng Bảy. Hiện tại, tỷ lệ “chọi” không chính xác vì bị ảo rất lớn do thí sinh nào cũng nộp ít nhất 2 bộ hồ sơ đăng ký dự thi. Đến sát ngày mới chọn ra trường ưng ý nhất để dự thi. Trường ở tốp dưới, tỷ lệ ảo càng nhiều. Ths Phạm Thái Sơn nhấn mạnh: “Thay vì lo lắng về tỷ lệ “chọi” ở ngành mình dự thi quá cao, thí sinh nên tập trung học tập, rèn luyện kiến thức để tham dự kỳ thi tuyển sinh sắp tới”.
Trao đổi với PV về tỷ lệ “chọi”, PGS.TS Lý Văn Xuân, Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Y Dược TP.HCM cho rằng, tỷ lệ “chọi” không quyết định được điểm chuẩn vào các ngành. Ví dụ, các ngành Y Đa khoa, Dược học, Răng Hàm Mặt có tỷ lệ “chọi” rất thấp nhưng điểm chuẩn trúng tuyển vào trường luôn ở mức 25,5-26 điểm. Trong khi đó, các ngành Điều dưỡng, Y tế công cộng, Vật lý trị liệu… có tỷ lệ “chọi” cao ngất ngưởng (1/30) nhưng điểm chuẩn chỉ từ 20-23.
ThS Trịnh Minh Huyền, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Tôn Đức Thắng cho biết, năm nay, trường không công bố tỷ lệ “chọi” vào từng ngành để tránh gây lo lắng thái quá cho thí sinh. ThS Trịnh Minh Huyền cho rằng: “Kinh nghiệm nhiều năm làm tuyển sinh cho thấy, ngành nào có tỷ lệ “chọi” cao là thí sinh đến dự thi rất ít. Điều đó chứng minh, tỷ lệ “chọi” càng cao thì khả năng hồ sơ ảo sẽ càng lớn. Vì thế, thí sinh chỉ nên xem tỷ lệ “chọi” là kênh để tham khảo”. Không chỉ trường ĐH Tôn Đức Thắng, tại TP.HCM, các trường: ĐH Sài Gòn, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Kỹ thuật Công nghệ… cũng không công bố tỷ lệ “chọi” theo từng ngành để thí sinh khỏi hoang mang.