Kỳ lạ tục chọn thánh nữ ở Nepal

Thánh nữ được lựa chọn từ khi mới sinh ra. Họ lớn lên mà chân không một lần chạm đất cho tới khi dậy thì.

Được chọn lựa cẩn thận từ lúc mới sinh ra, thánh nữ được gọi theo tên Kumari, hiện thân của nữ thần hủy diệt Kali trong Hindu giáo. Trải qua một bài kiểm tra nghiêm ngặt gồm 32 giai đoạn, những cô gái này sẽ đóng vai thánh nữ để mang lại sự bình yên cho hàng ngàn giáo đồ đạo Hindu ở Nepal.

Kỳ lạ tục chọn thánh nữ ở Nepal - 1

Kỳ lạ tục chọn thánh nữ ở Nepal - 2

Một Kumari tên Samita Bajracharya xuất hiện trong một lễ hội ở Nepal. Ảnh: EPA

Gánh trên mình một nhiệm vụ tâm linh thiêng liêng, các thánh nữ phải đánh đổi bằng chính cuộc sống thường ngày của họ. Kumari – nghĩa là trinh nữ trong tiếng Nepal – buộc phải rời xa gia đình đến ẩn cư trong đền thờ như một vị thần sống và chỉ có thể ra ngoài khi tham gia lễ hội hoặc các buổi diễu hành với mục đích tế thần.

Các Kumari thậm chí còn không được phép đi lại trên chính đôi chân của mình mà buộc phải ngồi trên ngai vàng do người khác khiêng. Nhiều trường hợp Kumari “quên cách đi lại bằng đôi chân” cho tới khi "mãn hạn" làm nữ thần.

Kỳ lạ tục chọn thánh nữ ở Nepal - 3

Kumari không được phép tự đi lại mà phải nhờ người khác mang đi. Ảnh: EPA

Các cô gái cũng không được đến trường và tham gia hoạt động xã hội. Khi đến tuổi dậy thì, Kumari trải qua nghi lễ tẩy rửa “Gufa” kéo dài 12 ngày để quay trở lại cuộc sống ban đầu.

Kỳ lạ tục chọn thánh nữ ở Nepal - 4

Kỳ lạ tục chọn thánh nữ ở Nepal - 5

Đến tuổi dậy thì, Samita Bajracharya thả tóc, tắm rửa ở một con sông và tẩy đi con mắt thứ 3 trên trán rồi quay trở lại cuộc sống thường ngày. Ảnh: EPA

Kỳ lạ tục chọn thánh nữ ở Nepal - 6

Kỳ lạ tục chọn thánh nữ ở Nepal - 7

Kỳ lạ tục chọn thánh nữ ở Nepal - 8

Phải mất vài tháng, Samita Bajracharya mới quen dần với việc đi lại và hòa nhập với cuộc sống. Ảnh: EPA

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo P.Nghĩa (Người Lao Động/Daily Mail)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN