Trận đấu nổi bật

iga-vs-xiyu
Mutua Madrid Open
Iga Swiatek
2
Xiyu Wang
0
caroline-vs-xinyu
Mutua Madrid Open
Caroline Garcia
-
Xinyu Wang
-
mirra-vs-linda
Mutua Madrid Open
Mirra Andreeva
-
Linda Noskova
-
lucia-vs-elena
Mutua Madrid Open
Lucia Bronzetti
-
Elena Rybakina
-
lorenzo-vs-thiago
Mutua Madrid Open
Lorenzo Musetti
-
Thiago Seyboth Wild
-
andrey-vs-facundo
Mutua Madrid Open
Andrey Rublev
-
Facundo Bagnis
-
hubert-vs-jack
Mutua Madrid Open
Hubert Hurkacz
-
Jack Draper
-
alexander-vs-carlos
Mutua Madrid Open
Alexander Shevchenko
-
Carlos Alcaraz
-
mariano-vs-holger
Mutua Madrid Open
Mariano Navone
-
Holger Rune
-
borna-vs-alexander
Mutua Madrid Open
Borna Coric
-
Alexander Zverev
-

CHÍNH THỨC: Giảm án Sharapova, trở lại năm 2017

Sự kiện: Maria Sharapova

Maria Sharapova sẽ trở lại với tennis trong năm 2017 sau khi được Tòa án trọng tài thể thao quốc tế giảm mức án ban đầu là 2 năm xuống còn 15 tháng.

Sharapova được giảm án

Án phạt cấm thi đấu dành cho tay vợt nữ người Nga Maria Sharapova do dùng chất kích thích sẽ được giảm xuống còn 9 tháng, cho phép cô trở lại sân quần vợt trong năm 2017.

CHÍNH THỨC: Giảm án Sharapova, trở lại năm 2017 - 1

Maria Sharapova được giảm án

Cụ thể hơn, Tòa án trọng tài thể thao Quốc tế (CAS) cho rằng hành vi sử dụng chất Meldonium của Sharapova tại Australian Open 2016 là không cố ý và lập luận khiếu nại của cô đã thắng. Án phạt ban đầu dành cho “Búp bê Nga” là 2 năm, nay đã được rút xuống còn 15 tháng. Thời điểm Sharapova được trở lại thi đấu tennis chuyên nghiệp là vào tháng 4/2017.

Quan điểm của phía CAS là Sharapova đã chứng minh được lý do chính đáng để cô sử dụng Meldonium, chất kích thích bị đưa vào danh mục cấm của Liên đoàn quần vợt quốc tế (ITF) vào đầu năm nay. Sharapova có vấn đề về tim mạch do gen di truyền và nó nghiêm trọng tới mức cô đã phải thực hiện một loạt cuộc kiểm tra y tế khi còn ở độ tuổi vị thành niên, dẫn tới việc cô sử dụng Meldonium và nhiều loại thuốc khác trong thời gian dài.

Sharapova đã phản ứng dương tính với chất Meldonium trong ít nhất 7 cuộc kiểm tra trong năm 2015 khi chất này chưa bị cấm, và mặc dù CAS cho rằng tay vợt người Nga phải chịu trách nhiệm cho việc sử dụng chất cấm, họ bác bỏ lập luận từ phía ITF rằng cô đã cố ý phạm luật.

Sharapova đã được cảnh báo về việc sử dụng chất này 5 lần nhưng đều bỏ qua, dù vậy CAS coi đó là do sự thiếu nghiêm túc trong tiếp cận thông tin từ Cục phòng chống doping thế giới hơn là do Sharapova chủ tâm tiếp tục dùng chất cấm.

Theo lịch trình, Maria Sharapova sẽ tái xuất vào ngày 26/4/2017. Như vậy giải đấu đầu tiên của cô khi trở lại với tennis sẽ là Roland Garros, giải đấu Masha đã đăng quang vào các năm 2012 và 2014.

Sharapova nín thở chờ phán quyết

Mới đây, nhiều tờ báo lớn trên thế giới như New York Times, The Guardian hay ESPN... đều đã đưa tin khẳng định vào lúc 15h00 chiều nay (giờ địa phương ở Thụy Sĩ), tức 20h00 theo giờ Việt Nam, Tòa án Trọng tài thể thao (CAS) sẽ có quyết định chính thức kết luận về đơn kháng cáo của Maria Sharapova gửi họ.

CHÍNH THỨC: Giảm án Sharapova, trở lại năm 2017 - 2

Hình tượng "Nữ hoàng banh nỉ" tài sắc vẹn toàn của Maria Sharapova cố gắng gây dựng bấy lâu đã bị tổn hại nghiêm trọng sau khi cô thừa nhận dương tính với chất cấm Meldonium

Quyết định quan trọng này được đưa ra sau khi CAS nhận được đơn kiến nghị giảm thời hạn 2 năm treo vợt mà “Búp bê Nga” nhận được từ Liên đoàn quần vợt Quốc tế (ITF) liên quan đến trường hợp doping của mình.

Như đã biết, trước đó, vào ngày 7/3, Masha đã tổ chức một cuộc họp báo ở Los Angeles (Mỹ) để dũng cảm thừa nhận mình đã dương tính với chất cấm có tên Meldonium trong cả 2 mẫu thử khi xét nghiệm doping tại Australian Open hồi tháng Giêng và sau đó là một cuộc kiểm tra khác tại Moscow (Nga) vào tháng Hai năm nay.

Sharapova đã cố gắng biện minh rằng mình không hề biết Meldonium là chất mới bị liệt vào danh sách chất cấm VĐV sử dụng khi tập luyện và thi đấu của Cơ quan chống doping thế giới (WADA) từ đầu năm 2016 khi không đọc email cảnh báo từ năm 2015 về cập nhật các danh mục chất cấm của WADA năm nay và mình chỉ dùng chất này để điều trị một số vấn đề về sức khỏe như bệnh cúm thường xuyên hay tiền sử của bệnh tiểu đường hay chứng thiếu hụt magie.

Nhưng điều đó vẫn không được ITF chấp nhận và án phạt đưa ra là lệnh cấm thi đấu tới 2 năm dành cho Sharapova và điều đó có nghĩa rằng phải đến ngày 25/1/2018 (tức là chỉ gần 3 tháng trước sinh nhật lần thứ 31 của cô), cựu tay vợt nữ số 1 thế giới người Nga mới được phép “tái xuất” ở các giải đấu lớn nhỏ.

Không chỉ không được thi đấu trong thời gian ấy, Masha còn bị hàng loạt các nhà tài trợ cắt hợp đồng quảng cáo với mình khiến cô bị tổn hại nghiêm trọng về danh dự cũng như lợi ích kinh tế.

Sau khi nhận được hung tin về án phạt ấy từ ITF, Sharapova đã phản ứng khá dữ dội trên mạng xã hội Facebook khi gọi án kỉ luật với mình là “quá cay nghiệt và bất công”. Vì vậy, cô đã đã đâm đơn kháng cáo lên Trọng tài Thể thao quốc tế (CAS) và sau một lần trì hoãn cuối tháng 9, chiều nay theo giờ Thụy Sĩ, cơ quan này sẽ công bố quyết định chính thức.

Nếu Sharapova chứng minh được mình chỉ vô tình sử dụng Meldonium vì mục đích chữa bệnh hoặc một lí do bất khả kháng nào đó, cô sẽ chắc chắn được giảm án, còn nếu không, “Búp bê Nga” sẽ phải chấp nhận sự thật phũ phàng rằng mình phải nghỉ cả mùa giải 2017 và cả Australian Open 2018 (15-22/1) vì án phạt.

Meldonium – chất cấm mà Sharapova sử dụng là gì?

Meldonium (hay còn gọi là Mildronate) là một loại thuốc tim phổ biến ở Đông Âu. Nó kiểm soát sự trao đổi chất và đã được quy định để tăng năng lượng cho cơ thể. Meldonium đã được sử dụng để điều trị chứng đột quỵ, bệnh tiểu đường và bệnh Alzheimer. Nó đã được điều chế ra ở Latvia trong những năm 1970.

CHÍNH THỨC: Giảm án Sharapova, trở lại năm 2017 - 3

Meldonium (hay Mildronate) là một chất vừa được WADA áp dụng cấm các VĐV sử dụng từ đầu năm nay

Chất này đã không được chấp thuận cho sử dụng phổ biến cho con người ở châu Âu hay Hoa Kỳ nhiều thập kỷ qua. Dù vậy, Sharapova khai đã dùng Meldonium từ năm 2006 theo sự chỉ định của bác sĩ gia đình cô ở Moscow để điều trị tiền sử bệnh tiểu đường hay chứng thiếu hụt magie và cúm thường xuyên của cô.

Tác động của Meldonium đến cơ thể VĐV liệu có như một chất doping trong thể thao vẫn đang là vấn đề gây tranh cãi. Các quan chức thể thao Nga đã coi việc dùng nó là một phương pháp lâu dài giúp tăng sức chịu đựng và phục hồi thể lực của VĐV sau các bài tập nhưng phủ nhận nó có vai trò tăng lợi thế có tính cạnh tranh thiếu công bằng trong các cuộc thi tài thể thao cho người sử dụng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Đức (Tổng hợp từ New York Times & ESPN) ([Tên nguồn])
Maria Sharapova Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN