Trận đấu nổi bật

Xem thêm

West Ham United vs Liverpool
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Wolverhampton Wanderers vs Luton Town
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Newcastle United vs Sheffield United
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Manchester United vs Burnley
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Fulham vs Crystal Palace
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Everton vs Brentford
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Aston Villa vs Chelsea
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Tottenham Hotspur vs Arsenal
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
AFC Bournemouth vs Brighton & Hove Albion
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Nottingham Forest vs Manchester City
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Bayern Munich vs Real Madrid
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Borussia Dortmund vs PSG
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo PSG - PSG PSG
-
Roma vs Bayer Leverkusen
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Olympique Marseille vs Atalanta
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-

PSG: Thiếu gia bị châu Âu ganh ghét (kỳ 2)

Giàu lên quá nhanh và đi khắp thế giới thu lượm ngôi sao, PSG trở thành cái gai trong mắt các ông lớn, đặc biệt là sự đố kị từ Bayern Munich.

Xem kỳ 1 tại đây: 5 năm nữa, PSG sánh ngang Barca, Real

Để ngăn chặn tình trạng các ông chủ từ Nga, Mỹ hay Trung Đông mua các CLB và rót tiền đầu tư ồ ạt, phá giá thị trường chuyển nhượng và khung lương, UEFA đã ra Luật Công bằng tài chính. PSG cũng là đối tượng mà điều luật này nhắm đến.

PSG xé luật?

Hồi tháng 2, Chủ tịch của Bayern Munich, ông Karl-Heinz Rummenigge đã nói rằng: “Thật khó tưởng tượng rằng PSG đang tuân thủ Luật Công bằng tài chính”. Đây không phải lần đầu Rummenigge có bình luận về phong cách làm bóng đá “ăn xổi” của PSG. Chủ tịch PSG Al-Khelaifi đáp lại: “Rummenigge nên dành thời gian quản lý CLB của mình, đừng can thiệp vào chuyện của người khác. Chúng tôi không bao giờ ngồi đây và nói về việc điều hành bất kỳ CLB nào”.

PSG: Thiếu gia bị châu Âu ganh ghét (kỳ 2) - 1

Javier Pastore, người vừa lập siêu phẩm vào lưới PSG là bản hợp đồng đắt nhất, 42 triệu euro

PSG đang nỗ lực cân đối thu chi để không bị UEFA sờ gáy. Doanh thu mùa trước của họ là 398,8 triệu euro, xếp thứ 5 châu Âu, theo công bố của hãng Deloitte. Mùa này PSG đặt mục tiêu doanh thu vào khoảng gần 500 triệu, một con số đáng nể nếu biết rằng Real Madrid là đội kiếm tiền tốt nhất mùa giải 2012-13 với 521 triệu euro.

Rummenigge cáo buộc rằng PSG đang dùng chiêu “rút túi phải bỏ túi trái” để lách luật và phần lớn nguồn doanh thu của họ đến từ Qatar. Chỉ riêng nhà tài trợ Qatar Tourism Authority đã trả tới… 200 triệu euro trong một năm, chẳng khác gì hành động bơm tiền của chính mình vào túi mình để không bị thua lỗ trong báo cáo tài chính.

Tuy nhiên theo lời tổng giám đốc Jean-Claude Blanc, PSG không làm gì sai trái. Ông cho rằng Qatar là đất nước đầu tiên chấp nhận gắn thương hiệu quốc gia với bóng đá, và rằng “Đầu tư cho một CLB như PSG là một cách quảng cáo hiệu quả hơn nhiều so với mua quảng cáo trên báo hay đặt banner tài trợ ở Olympic". Thành công của PSG là chiêu PR cho World Cup 2022, giải đấu đang bị phương Tây phản đối dữ dội vì thời tiết khắc nghiệt và tình trạng lao động nước ngoài thiệt mạng khi thi công các công trình phục vụ. Như tuyên bố của Ibrahimovic thì: “Ngày nay chúng tôi đại diện cho Paris, cho nước Pháp và Qatar”.

Nỗi khổ của “thiếu gia”

Con đường đi của PSG dĩ nhiên không hề bằng phẳng, dù họ đã cố gắng bôi trơn bằng tiền. Việc cứ mỗi kỳ chuyển nhượng lại có hàng chục ngôi sao chuyển đến và hàng chục người chuyển đi khiến cho sự hòa nhập là rất khó khăn. Nội bộ đội bóng luôn chia rẽ. Carlo Ancelotti, người từng dẫn dắt PSG một năm rưỡi nhắc lại: “Chúng tôi phải xây mọi thứ từ một cái nền rất thấp. Chúng tôi có cầu thủ là người Nam Mỹ, người Pháp, người Ý… Thật không dễ để tạo dựng mối quan hệ giữa họ. Những cầu thủ Nam Mỹ thích chơi với người Nam Mỹ. Phe người Ý cũng vậy. Các cầu thủ không có chung tinh thần chiến thắng”.

PSG: Thiếu gia bị châu Âu ganh ghét (kỳ 2) - 2

Ảnh hưởng của Ancelotti đã giúp PSG có được Ibra, Thiago Silva, Verratti…

Sự khó khăn ấy là một lý do khiến Ancelotti kiên quyết ra đi. Các cầu thủ của ông đòi rời sân tập lúc 1h chiều. “Để thay đổi chuyện này là rất khó. Thật may là PSG có Ibrahimovic, cầu thủ xuất sắc nhất và chuyên nghiệp nhất. Anh ấy là hình mẫu cho đồng đội trên sân tập, người luôn tập trung trong toàn bộ thời gian”, Carletto chia sẻ.

PSG luôn cố gắng điều tiết và dàn xếp mối quan hệ nội bộ. Với bên ngoài, họ cố gắng không để mất lòng các đội bóng lớn. Chủ tịch Al-Khelaifi có mối quan hệ tốt với Florentino Perez và đã khiến Perez phải tôn trọng khi để Carlo Ancelotti tới Real mà không cần đền bù (thay bằng một trận giao hữu). Đổi lại, Real không lôi kéo cầu thủ PSG dù Ancelotti rất muốn có Marco Verratti. “Với các đội bóng lớn, chúng tôi duy trì mối quan hệ tốt đẹp. Khi một cầu thủ quan tâm đến PSG, chúng tôi sẽ nói chuyện với CLB chủ quản thay vì người đại diện. Ngược lại khi ai đó muốn có cầu thủ của PSG, họ sẽ gọi điện tới văn phòng hoặc cho Chủ tịch Al-Khelaifi. Nếu ông ấy nói “không”, 90% là thương vụ sẽ dừng ngay”, tổng giám đốc Blanc cho biết.

Bằng cách làm bóng đá bài bản và chuyên nghiệp, PSG đang tiến những bước dài để trở thành một CLB hàng đầu châu Âu, bất chấp sự ghen tị của kẻ khác.

Đón xem kỳ cuối "Beckham, Ibra và nghệ thuật PR của PSG" vào 6h sáng thứ Hai ngày 7/4!!!

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Đỉnh ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN