Cách yêu của cặp vợ chồng "không âm thanh"

Cả hai viết lên câu chuyện tình yêu không lời khiến nhiều người cảm phục.

Để tiện giao tiếp với khách, ngay trang đầu trong menu đã có một chú thích đặc biệt làm nên thương hiệu của quán: “Tôi bị điếc! Để làm cho đàm thoại của chúng ta dễ hơn: 1. Hãy đối mặt với tôi, nhưng đừng che miệng; 2. Nói rõ ràng, nhưng không quá nhanh; 3. Lược bỏ sự ầm ĩ sau nếu như có thể được; 4. Viết lời nhắn của bạn nếu như cần thiết”, kèm theo đó là bảng ngôn ngữ ký hiệu chuẩn Hà Nội.

Cách yêu của cặp vợ chồng "không âm thanh" - 1

Hằng ngày, anh Ánh trông quán, vắng khách thì cùng con gái xem truyền hình. Ảnh: Ngọc Thi

Giờ đây, quán của anh chị đã đông khách hơn, đặc biệt quán trở đã thành điểm hẹn “không lời” dành riêng cho những người khiếm thính gặp gỡ, chia sẻ vui buồn cùng với nhau.

Bên cạnh việc kinh doanh, anh Ánh còn dành nhiều tâm huyết cho các hoạt động xã hội vì người khuyết tật. Anh từng làm Phó Chủ tịch Hội Người khuyết tật TP.Hà Nội, Chủ tịch Chi hội người khiếm thính Hà Nội. Ngoài ra, ông chủ quán café này còn giữ vai trò quan trọng trong chương trình dạy ngôn ngữ ký hiệu trên truyền hình.

Trước đây, điều hai anh chị lo nhất là con cái sinh ra sẽ bị ảnh hưởng từ cha mẹ. May mắn thay, cô con gái đầu lòng thông minh, lém lỉnh, nghe nói như người bình thường. Mặc dù nhỏ tuổi nhưng đã giúp bố mẹ phiên dịch yêu cầu của khách.

“Niềm vui nhất với chúng tôi là con gái lành lặn như bao người. Cả tôi và vợ đều cảm thấy mình là người rất thiệt thòi khi không nghe, nói đươc. Khó khăn trong cuộc sống của chúng tôi còn nhiều, vợ chồng tôi luôn an ủi, động viên nhau cố gắng. Chúng tôi hiểu nhau, nhiều khi tôi chưa ra ám hiểu, cô ấy đã hiểu chúng tôi muốn lấy gì rồi. Với mộ người khiếm khuyết như tôi, hạnh phúc như này là đủ”, anh Ánh chia sẻ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Thi ([Tên nguồn])
Những câu chuyện tình yêu cảm động nhất Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN