Vấn nạn quay lén rình rập phụ nữ Hàn Quốc, mặc kín không có nghĩa là an toàn
Không ít người vẫn có quan niệm đổ lỗi cho trang của nữ giới khi họ bị quấy rối, xâm hại.
Vụ việc nam rapper Uber Def vướng nghi vấn quay lén người mẫu thay đồ đang gây tranh cãi.
Theo thông tin các trang như Koreaboo, Nocut News,... đăng tải nam rapper Uber Def đang bị cảnh sát điều tra vì hành động quay lén người mẫu trong phòng thay đồ. Vụ việc xảy ra vào tháng 6/2020 khi nam rapper và hai người mẫu nữ có mặt tại đảo Jeju để quay video ca nhạc.
Tuy nhiên, Uber Def một mực bác bỏ. Anh nói rằng đây là sự cố, máy quay vô tình hướng về phía hai người mẫu khi anh loay hoay tìm cách sử dụng thiết bị.
Ngoài ra, người này còn tố ngược lại đạo diễn MV rằng anh ta đã vu khống, thậm chí còn mang những món đồ nhạy cảm đến trường quay. Hiện tại, kết quả cuộc điều tra vẫn chưa rõ ràng.
Vấn nạn quay lén ở Hàn Quốc gây nên nhiều hệ lụy trong xã hội.
Những nơi cần sự riêng tư là địa điểm thường xuyên bị gắn camera ẩn.
Thực tế, ở Hàn Quốc đã và đang tồn tại vấn nạn quay lén (spycam). Tình trạng nam giới đặt camera ẩn ở nhà vệ sinh, phòng thay đồ, khách sạn, địa điểm công cộng để quay lén phụ nữ không phải hiếm gặp. Những đoạn video trên có thể bị rao bán thậm chí dùng để uy hiếp nạn nhân.
Đã từng có nhiều vụ việc đau lòng như nạn nhân tự sát vì không thể chịu nổi áp lực, người khác bị tổn thương tâm lý, trầm cảm. Cha của một nạn nhân tự tử sau khi bị quay lén từng xót xa nói đây là hành động giết người không cần vũ khí.
Nạn nhân của các video quay lén cảm thấy sợ hãi khi bị xâm phạm quyền riêng tư.
Có không ít nạn nhân vì không chịu được chấn thương tâm lý nên đã tự sát.
Đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, bên cạnh lý do về sự bất bình đẳng giới tính, từng có người đặt câu hỏi trên diễn đàn The Acro rằng: "Ăn mặc hở hang có làm tăng khả năng bị quay lén".
Đáng chú ý là 85% người chọn câu trả lời là có. Việc chọn trang phục gợi cảm của các cô gái bị xem là nguyên nhân của tệ nạn.
Trong bài viết được đăng tải trên hrw.org người viết có nêu rằng những phụ nữ là nạn nhân của loại này tội phạm phải đối mặt với những rảo càn khi bị xem nhẹ thiệt hại, thẩm vấn không thích đáng hoặc bị đổ lỗi. Một trong số đó là lý do trang phục.
Không ít người vẫn có quan điểm rằng trang phục của phụ nữ là nguyên nhân bị quay lén.
Một trong số những nguyên nhân bị chỉ ra cho việc bị quay lén là ăn vận gợi cảm.
Tuy nhiên, rất nhiều người không đồng ý với quan điểm này. Quần áo không phải là thứ dùng để biện minh cho vấn nạn nhức nhối trên. Camera ẩn có ở mọi nơi, không lúc nào phụ nữ - nạn nhân của chủ yếu của nạn quay lén cảm thấy an toàn thậm chí trong chính căn nhà của mình.
Từ kính, bút bi, khung ảnh, đồng hồ, thiết bị báo cháy,... mọi vật dụng đều có thể trở thành món đồ ngụy trang cho loại camera siêu nhỏ. Thậm chí, dù họ chỉ mặc những bộ đồ bình thường, không hề ôm sát hay dáng ngắn cũng không thể đảm bảo sự an toàn.
Một người phụ nữ mặc legging đi tàu điện ngầm bị kẻ quấy rối quay lén.
Phụ nữ Hàn Quốc biểu tình chống quay lén tại Seoul vào năm 2018.
Phụ nữ đã từng bị gò bó trong những bộ đồ dài, ngăn cản sự tự do và giới hạn chính họ. Đến khi được thoải mái diện những kiểu đồ mình muốn, họ lại bị đổ lỗi là nguyên nhân của tệ nạn.
Phải chăng, đã đến lúc, người ta phải thay đổi cái nhìn về trang phục của phụ nữ.
Nguồn: [Link nguồn]
Chiếc áo đơn giản nhưng tôn dáng này đang tạo ra trào lưu không chỉ với phái đẹp mà nam giới cũng chú ý.