Bằng chứng hùng hồn Nam Cực từng có rừng nhiệt đới
Một phát hiện khoa học gần đây cho thấy trước khi trở thành một vùng đất lạnh giá, thì khoảng 280 triệu năm về trước, Nam Cực từng là một khu rừng nhiệt đới, CNN đưa tin.
Trong mùa hè vừa qua tại Nam Cực, nhà địa chất Erik Gulbranson và một nhóm các nhà khoa học nổi tiếng đã tìm được những mẩu hóa thạch cho thấy sự tồn tại của một khu rừng tại Nam Cực từ hàng trăm triệu năm trước, trước cả khi khủng long xuất hiện trên Trái Đất.
Hóa thạch dương xỉ được tìm thấy ở Nam Cực cho thấy sự tồn tại của một khu rừng nhiệt đới cách đây vài trăm triệu năm. Ảnh: CNN.
Hiện nay, nhóm nghiên cứu đang tiếp tục tìm kiếm thêm những dấu tích khác cho thấy sự tồn tại của khu rùng giữa vùng đất lạnh giá.
Theo lịch sử thì 280 triệu năm về trước, Nam Cực đúng thật là ấm hơn bây giờ rất nhiều. Lúc đó, nó thuộc một phần của Gondwana, một siêu lục địa thuộc Nam Bán cầu, ngày nay gồm Châu Phi, Nam Mỹ, Ả Rập, Ấn Độ và Úc.
Giáo sư Gulbranson cho biết, vùng cực Nam của đại châu lục này khi đó được bao phủ bởi những cây dương xỉ cao đến 40 m, có khả năng sống sót trong điều kiệu 4-5 tháng hoàn toàn chìm trong bóng tối.
Dù vậy, vòng gỗ của những hóa thạch cây này cho thấy một giai đoạn lớn lên rất khó khăn của cây cỏ. Ông nói rằng việc này cho thấy môi trường khi đó cũng không dễ dàng cho cây cối phát triển.
Hành trình tìm chứng cứ
Cuộc săn lùng hóa thach tại Nam Cực diễn ra ở dãy núi Transantarctic, dãy núi chia cắt châu lục này thành 2 miền Đông và Tây. Việc băng qua những con sông băng và cánh đồng tuyết trong nhiệt độ dưới 0 độ C và sức gió trên 60 km/h là không hề dễ dàng.
Nhóm nghiên cứu đã phải trãi qua nhiều cực khổ để tìm kiếm chứng cứ về sự tồn tại của khu rừng. Ảnh: CNN.
Gulbranson và các cộng sự "cố thủ" trong những bộ đồ leo núi to lớn, chân được buộc chặt trong những đôi giày đi tuyết có gắn đinh ở đế. Họ cẩn trọng dò tìm những vết nứt trên băng để đề phòng những cú sụp hố chết người. "Mọi chuyện rõ ràng từ đầu rằng con người không nên có mặt ở đây. Nó khó khăn như anh lên Mặt Trăng hoặc xuống đáy biển vậy" - Gulbranson nói với CNN.
Đến khi nhóm nghiên cứu lên tới được một đỉnh núi thì cuộc săn lùng chính thức bắt đầu, họ tìm kiếm, lùng sục nhữnh manh mối của khu rừng trên những tảng đá.
Ông Gulbranson, một giáo sư tại Đại học Wisconsin-Milwaukee, đã tìm kiếm hóa thạch tại Nam Cực được 7 năm. Trong một chuyến đi từ tháng 11-2016 đến 1-2017, ông đã phát hiện ra hóa thạch của 13 loại cây và rất nhiều địa điểm có hóa thạch các loại lá. Ông còn cho biết, việc tìm các mẫu hóa thạch cây cối ở Nam Cực khá đặc biệt, và nhiều khó khăn hơn, bởi hầu như chúng đều bị bao phủ bởi tuyết, và lẫn trong những lớp đá.
"Thật tuyệt vời khi cuối cùng chúng tôi cũng tìm thấy được nó" - Ông Gulbranson sung sướng kể lại cảm giác khi tìm thấy mẩu hóa thạch cây dương xỉ ở Nam Cực.
Mẩu hóa thạch sau đó phải mấy 5 tháng để được đưa đến nhiều phòng thí nghiệm khác nhau trên khắp thế giới. Các nhà khoa họcphải chia nhau nghiên cứu các bộ phận của mẩu hóa thạch bao gồm lá, cành cây, hoặc các vòng cây.
Nhà nghiên cứu trẻ Gulbranson. Ảnh: CNN.
Gulbranson cho biết, một trong những thách thức lớn nhất của nhóm ông là xác định được niên đại của mẩu hóa thạch. Theo ước tính nó có thể có cách đây khoảng 280 triệu năm và khu rừng nơi đây có thể tồn tại trong khoảng 20 triệu năm hoặc ít hơn.
"Một trong những mục tiêu chính của chúng tôi là tìm hiểu lý do tại sao khu rừng này biến mất, cũng như hệ sinh thái rừng thời đó như thế nào" - ông Gulbranson cho hay.
Mặc dù chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt, nhưng một lý thuyết cho rằng, cách đây 200.000 năm, có một lượng khí CO2 khổng lồ trong khí quyển, khiến cho nhiệt độ toàn cầu cao hơn và dẫn đến việc acid hóa đại dương.
Một giả thuyết mới cho rằng chiếc máy bay có thể bị kiểm soát từ dưới mặt đất và đưa đi giấu ở Nam Cực.