Công nghệ kỹ thuật môi trường, ngành học “nóng” về nhân sự

Đây là ngành học được đánh giá có xu hướng phát triển mạnh mẽ và nhu cầu nhân lực ngày càng có sức hút khi phát triển công nghiệp bền vững theo hướng phát triển triển kinh tế xanh là định hướng quan trọng của Việt Nam trong những năm tới.

Thị trường lao động “rộng mở”

Ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường là ngành học về các phương thức quản lý và các kỹ thuật thuật, quy trình, công nghệ xử lý các chất thải rắn, lỏng và khí từ các nguồn: sinh hoạt và công nghiệp,… để tránh ô nhiễm cho môi trường và đảm bảo phát triển bền vững.

Theo Báo cáo giám sát của Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, trung bình các khu, cụm, điểm công nghiệp thải khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất độc hại/ngày. Tuy nhiên, mới chỉ có 60 khu công nghiệp đang hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành).

Hiện các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, thi công các công trình môi trường hiện đang rất “khát” nguồn nhân lực có kiến thức vững chắc về kỹ thuật, có kỹ năng mềm tốt và ngoại ngữ tốt để thực hiện các giải pháp về công nghệ cho các nhà máy, khu công nghiệp cũng như tiếp cận với sự thay đổi công nghệ trên thế giới.

Công nghệ kỹ thuật môi trường, ngành học “nóng” về nhân sự - 1

Sinh viên ngành môi trường ĐH Hoa Sen tham gia trồng và chăm sóc rừng

PGS. TS Phạm Văn Tất, trưởng bộ môn Môi trường tại Trường Đại học Hoa Sen cho biết:“Hiện không chỉ riêng Việt Nam mà trên thế giới đang hướng tới ngành công nghiệp xanh sạch, thân thiện với môi trường. Đi đôi với nền kinh tế đang tăng trưởng ở Việt Nam, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng trong những năm gần đây. Đặc biệt là vấn đề xử lý chất thải, ô nhiễm môi trường, kiểm soát môi trường, đối phó với tình hình biến đổi khí hậu…. Điều này dự báo nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho ngành môi trường trong tương lai là rất lớn”.

Ngành môi trường tại ĐH Hoa Sen, “lý thuyết đi liền thực tế”

Thành lập từ năm 2009, trường ĐH Hoa Sen đã tiến hành đào tạo ngành Ngành Công nghệ kỹ thuật Môi trường với định hướng “học đi đôi với hành” mang đến cho người học môi trường học tập năng động, sáng tạo, giúp sinh viên rèn luyện, thực hành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Sinh viên được tạo điều kiện tham quan thực tế ở tất cả các môn học chuyên ngành, thực tập đúng chuyên môn tại doanh nghiệp, tiếp xúc gặp gỡ giữa đại diện các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân hoạt động trong lĩnh vực môi trường... Qua đó, sinh viên có cơ hội hiểu rõ về nhu cầu thị trường lao động, cập nhật được các hiểu biết và kiến thực thực tế. Trong chương trình, nhiều môn chuyên ngành được học bằng tiếng Anh, giúp sinh viên nâng cao trình độ ngoại ngữ, tiếp cận được với các thông tin, tài liệu chuyên ngành một cách kịp thời.

Công nghệ kỹ thuật môi trường, ngành học “nóng” về nhân sự - 2

Đại diện BQL dự án bò sữa và các bạn sinh viên ĐH Hoa Sen trong Dự án ủ phân bò và nước tiểu bò thành phân vi sinh.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp, với chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Môi trường không chỉ làm việc cho các công ty trong nước mà còn có thể làm việc cho các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước. Một số sinh viên sau tốt nghiệp nhận được học bổng ở các trường ĐH nước ngoài để tiếp tục theo học các chương trình cao học hoặc các khóa học chuyên sâu.

Bạn Nguyễn Thị Thùy Nghiêm, cựu sinh viên Hoa Sen khóa 2011 – 2015, chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường, hiện đang học cao học ngành môi trường, chuyên ngành Nanoparticle and Air quality, Viện Institute of Environmental Engineering, Trường ĐH Quốc gia Giao thông, TP.Hsinchu (Đài Loan) chia sẻ: “Tại Hoa Sen, ngành học công nghệ kĩ thuật môi trường là một ngành học mở, có nhiều cơ hội để chuyển tiếp sang các ngành học khác ở trong và ngoài nước, đặc biệt hướng đến tương lai với nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Sinh viên luôn được sự dẫn dắt của các giảng viên và các chuyên gia giàu kinh nghiệm, có kiến thức sâu rộng. Chính vì thế, sinh viên Hoa Sen rất tự tin về kiến thức khi đi du học, khả năng tiếp cận công nghệ mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động cũng như xu hướng hội nhập toàn cầu, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ”.

Đồng quan điểm với bạn Nghiêm, cựu sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Bích (Khoá 2010 – 2014), Phó Phòng Tư vấn và Chuyển giao công nghệ đồng thời đang hoàn tất khoá luận Thạc sĩ tại Viện Tài Nguyên và Môi trường (ĐH Quốc gia, Tp.HCM) cũng bày tỏ rằng thời gian học ở Hoa Sen đã trang bị cho Bích nhiều kỹ năng cần thiết, cơ hội cọ xát qua những kỳ thực tập tại các doanh nghiệp về môi trường. Điều này không chỉ giúp cô ấy hoà nhập nhanh với môi trường thực tế mà còn đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của doanh nghiệp.

Đặc biệt, nhằm hỗ trợ, động viên, khích lệ tinh thần học tập, hàng năm trường Đại học Hoa sen dành hàng trăm suất học bổng cho sinh viên. Năm học 2018-2019, trong số 120 suất học bổng khuyến học trị giá 4,2 tỷ đồng, có 10 suất dành cho nhóm ngành môi trường, trị giá 35 triệu đồng/suất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN