Phim cổ tích ngày càng trở nên đen tối và đáng sợ

Kho tàng cổ tích thế giới luôn là nguồn ý tưởng dồi dào và giàu sức hấp dẫn cho các nhà làm phim Hollywood cũng như mọi quốc gia khai thác. Nhưng những bộ phim ngày càng đen tối và đáng sợ hơn, khiến cho nhiều người phải đặt câu hỏi, phim cổ tích có còn thực sự dành cho thiếu nhi?

Kết quả khảo sát cho biết, khoảng ½ phim tâm lý người lớn có cảnh chết (trúng đạn, tai nạn giao thông, bệnh tật), còn trong hoạt hình cho trẻ em, số phim có cảnh nhân vật quan trọng chết chiếm 2/3 (phần nhiều là rơi từ trên cao hoặc do động vật tấn công).Nhóm khảo sát nhận định, tỷ lệ cảnh cái chết trong phim hoạt hình cho trẻ em cao hơn rõ rệt so với phim tâm lý dành cho người lớn.

Nhóm khảo sát cũng đưa ra đánh giá rằng, ở độ tuổi dưới 10, trẻ em gặp khó khăn trong nhận thức toàn diện khái niệm “chết” – hiện tượng tự nhiên không thể đảo ngược, tác dụng vĩnh viễn và là tất yếu.

Những bộ phim hoạt hình dành cho trẻ em tập trung giải thích vấn đề này, giới thiệu cho trẻ những khó khăn mất mát của cuộc sống và cách các nhân vật đối mặt với điều đó.

Nhóm cũng nhận xét rằng, trẻ thường buồn bã hay khiếp sợ trước những cảnh phim này, có thể bị ám ảnh nên cần được phụ huynh giúp đỡ, giải thích các hiện tượng trong phim.

Phim cổ tích ngày càng trở nên đen tối và đáng sợ - 1

Phim hoạt hình Vua Sư Tử

Cổ tích trong tương lai

Việc tất cả các nhà sản xuất phim đều xoay chuyển theo xu hướng cổ tích tối màu cho thấy, những mảng màu tối là cần thiết để nêu lên những ý nghĩa sâu sắc trong phim.

Tình huống kỳ ảo là cốt lõi của cổ tích, vừa gây hấp dẫn, vừa nêu được ý ẩn dụ của câu chuyện. Nhưng cốt truyện phim không nên tô hồng thực tế, gây những hiểu nhầm ảnh hưởng xấu tới tâm lý trẻ em.

Một trong những hiện tượng thấy rõ nhất trong phim cổ tích gần đây là sự phủ định “tình yêu từ cái nhìn đầu tiên”, phủ định quyền năng tối thượng của “nụ hôn tình yêu đích thực”. Thay vào đó, tình cảm gia đình, bạn bè được ca ngợi nhiều hơn.

Phim cổ tích ngày càng trở nên đen tối và đáng sợ - 2

Phim hoạt hình Nữ hoàng băng giá

Một xu hướng khác là nữ quyền dần được đề cao. Các công chúa trước đây thường chỉ ôm mặt khóc chờ được giải cứu, giờ thường tự đứng lên giải phóng lấy số phận mình. Thậm chí trong Frozen (Nữ hoàng Băng giá), người ta cho rằng cuộc chiến bình quyền cho người đồng tính cũng đã cất tiếng nói của mình.

Kho tàng truyện cổ tích – một trong những thành tựu rực rỡ nhất của văn minh nhân loại, đã và sẽ luôn là nguồn cảm hứng lớn nhất dành cho sáng tác văn học, nghệ thuật cũng như phim ảnh. Những nhân vật, hình ảnh giàu tính biểu tượng và có tác động tâm lý sâu sắc tới mỗi người là những phương tiện cực kỳ hữu hiệu để người kể chuyện nói lên quan điểm và lý tưởng của mình. Bởi vậy, những cuộc đấu tranh nổi trội nhất của xã hội sẽ được thể hiện bằng cách này hay cách khác trong phim, kèm theo quan điểm ngày càng rõ nét của nhà làm phim. Chắc chắn phim cổ tích sẽ còn chuyển mình, sẽ còn thay đổi nhiều nữa theo sự phát triển liên tục của xã hội con người.

Phim cổ tích và xưa hơn nữa là truyện cổ tích luôn là những bài học đầu tiên đến cho trẻ thơ từ nhiều thế kỷ nay. Điểm qua các phiên bản truyện gốc có thể lạnh người khi biết cô bé quàng khăn đỏ không bao giờ thoát khỏi bụng sói, các chị của Lọ Lem thì cắt chân mình để thử giày...

Nhiều chi tiết của truyện cổ tích gốc có thể ám ảnh người nghe hàng năm trời. Thậm chí, “hạnh phúc mãi mãi” đến tận thời Shakespeare mới được sáng tạo ra. Trước đó, các truyện cổ tích hoàn toàn có thể kết thúc rất u ám và máu me, với mục đích răn dạy trẻ em được ém kỹ trong từng chi tiết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phan Ca ([Tên nguồn])
Hậu trường phim Hollywood Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN