Công bố chuẩn đề thi đánh giá năng lực ngoại ngữ: Lo "rụng như sung"

Nhiều chuyên gia cho rằng đề thi tốt sẽ là tiền đề cho việc học tốt tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục đào tạo.

Kỳ vọng và thực tế

Bộ Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT vừa công bố các quyết định ban hành định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, bao gồm: Bậc 3-5 dùng chung; Bậc 2 cho người lớn; Bậc 1 cho học sinh Tiểu học; Bậc 2 cho học sinh THCS; Bậc 3 cho học sinh THPT.

Theo đó, định dạng đề thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh gồm hai phần: Cấu trúc đề thi, cách tính điểm thi và mô tả năng lực ứng với điểm thi. Trong tất cả các bài thi, mỗi kỹ năng thi gồm nghe, đọc, viết, nói được đánh giá trên thang điểm từ 0 đến 25. Điểm của bài thi được cộng từ điểm của mỗi kỹ năng thi, tối đa là 100 điểm, sau đó quy về thang điểm 10, làm tròn đến 0, 5 điểm; được sử dụng để xác định mức năng lực sử dụng tiếng Anh của thí sinh với mức đạt hay không đạt.

Khi được chúng tôi cho xem về cấu trúc đề thi, em Nguyễn Văn Hưởng, học sinh lớp 8 một trường THCS trên địa bàn quận Cầu Giấy (TP.Hà Nội) thật thà cho biết: “Để đạt được mức trung bình là hiểu được nội dung bao quát, các ý chính của một đoạn văn với các chủ đề quen thuộc trong sách giáo khoa thì đọc mãi em cũng hiểu được. Nhưng để viết câu bằng cấu trúc khác thì chắc em không thể viết được. Đặc biệt, việc giao tiếp cơ bản hơi khó vì em ít khi có cơ hội giao tiếp nếu gặp người nước ngoài thật chắc em chẳng thể nói tự nhiên”.

Chị Trần Thị Hường, phụ huynh một học sinh lớp 4 tại Hà Nội tâm sự: “Tôi cũng là giáo viên và có con đang học cấp 1. Theo tôi tìm hiểu, với khung định dạng đánh giá năng lực bậc 1 dành cho học sinh tiểu học, thí sinh đạt điểm trung bình trung bình (5 -6, 5 điểm) ở bậc tiểu học có thể hiểu và sử dụng một số vốn từ vựng đơn giản, phổ biến trong các chủ đề quen thuộc, sử dụng được một số cấu trúc quen thuộc thường nhật; sử dụng được một số từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể.

Các cháu có thể tự giới thiệu bản thân và người khác, có thể trả lời một số thông tin bản thân như nơi sinh sống, người thân /bạn bè tuy còn khó khăn. Đó là điều mà bất cứ phụ huynh nào cũng mong muốn ở trình độ các cháu. Hy vọng với chuẩn đề này, việc dạy tiếng Anh sẽ trở nên thực chất, hiệu quả hơn. Tuy nhiên tôi lại lại lo với chuẩn này không khéo phụ huynh lại phải “tăng cường” cho con em mình đi học thêm để đạt chuẩn”.

Trao đổi với PV, một giảng viên khoa Đào tạo Đại cương, ĐH Hà Nội cho biết: “Chúng ta có các chuẩn mực để đánh giá thì việc xem xét năng lực tiếng Anh của thí sinh sẽ đảm bảo tính chuẩn xác, sát thực tế hơn”.

Công bố chuẩn đề thi đánh giá năng lực ngoại ngữ: Lo "rụng như sung" - 1

Ngoại ngữ là môn thi có phổ điểm thấp nhất trong kỳ thi thi THPT quốc gia 2015.

Nhiệm vụ bất khả thi?

Một giáo tiếng Anh THPT tại Phú Thọ thẳng thắn nhận định: “Đúng là với cấu trúc đề thi, cách tính điểm thi và mô tả năng lực ứng với điểm thi như chuẩn của Bộ chắc chắc nếu học sinh THPT đạt mức trung bình cũng hoàn toàn có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ.

Tuy nhiên, tôi lo rằng với chuẩn này, không biết có bao nhiêu % học sinh đạt được khi mà môi trường để các em giao tiếp tiếng Anh ở các huyện vùng sâu, vùng xa rất ít. Tôi lo rằng cá em sẽ “rụng như sung” khi áp theo khung đánh giá năng lực này”.

Trao đổi với PV báo Người đưa tin, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, bộ GD -ĐT cho biết: “Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân đến năm 2020 đã được thự hiện. Tuy nhiên có một số đề thi vẫn chưa bám sát vào đề án ngoại ngữ. Việc ban hành định dạng đề thi giúp việc đánh giá năng lực ngoại ngữ rõ ràng, chi tiết, cụ thể hơn. Định dạng đề thi đánh giá đề năng lực sử dụng tiếng Anh là một bước tiếp theo trong đề án. Đây là một bước hướng dẫn cho các trường, các cơ sở giáo dục đánh giá chính xác năng lực tiếng Anh của thí sinh”.

Trước câu hỏi của PV báo Người đưa tin rằng với định dạng đề thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc mới được ban hành, liệu có giúp cho khả năng ngoại ngữ của học sinh Việt Nam được cải thiện. ông Nghĩa cho rằng: “Định dạng là cơ sở để các đơn vị ra đề thi.

Chuyện tổ chức thi làm sao cho an toàn, hiệu quả lại là một câu chuyện dài hơn thế nữa. Ngoại ngữ là vấn đề rất lớn. Quan trọng là thi tốt thì sẽ phải học tốt. Định dạng là bước đầu tiên của việc ra đề thi chuẩn. Đây là văn bản pháp lý để ra đề thi chuẩn, đúng, hướng dẫn cho các trường dạy học, cả đề thi đại học và các đơn vị tổ chức đề thi sau này”.

Một chuyên gia giáo dục cho rằng vấn đề lớn nhất hiện nay của việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ không chỉ nằm ở học sinh mà còn ở chính giáo viên dạy ngoại ngữ.

Theo đề án, giáo viên dạy ngoại ngữ phải đạt B2 đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở, C1 đối với bậc trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp theo Khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung Châu âu. Đồng thời, đến 2018 tất cả trường phổ thông của Việt Nam đều dạy Tiếng Anh từ lớp 3.

Đây là một thách thức rất lớn đối với các trường phổ thông, đặc biệt là trong việc đào tạo giáo viên đủ chuêín.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đ.Thơm (Người đưa tin)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN