Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Fenerbahçe vs Lugano
Logo Fenerbahçe - FB Fenerbahçe
-
Logo Lugano - LUG Lugano
-
Partizan vs Dynamo Kyiv
Logo Partizan - PAR Partizan
-
Logo Dynamo Kyiv - DYN Dynamo Kyiv
-
Manchester United vs Fulham
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Ipswich Town vs Liverpool
Logo Ipswich Town - IPS Ipswich Town
-
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Nottingham Forest vs AFC Bournemouth
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Newcastle United vs Southampton
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Southampton - SOU Southampton
-
Everton vs Brighton & Hove Albion
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Arsenal vs Wolverhampton Wanderers
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
West Ham United vs Aston Villa
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Brentford vs Crystal Palace
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Chelsea vs Manchester City
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-

Vấn đề của bóng đá Việt Nam: Học cách kiếm tiền

Các CLB Việt Nam vẫn quen với kiểu kiếm tiền từ việc “câu” nhà tài trợ và bầu sữa địa phương.

CLB K.Kiên Giang đang mệt mỏi với việc chạy tiền từng tháng để trả cho cầu thủ dù họ có đến năm nhà tài trợ cùng một phần tiền của tỉnh. Việc kiếm tiền của CLB này từ ngày lên hạng đến nay vẫn chỉ là kêu gọi doanh nghiệp trong tỉnh góp lại cùng phần hỗ trợ của Ngân hàng Kiên Long.

Các CLB có ông chủ là đại gia thì khá hơn nhưng cũng chưa CLB nào cho thấy hình thức làm ra tiền. HA Gia Lai xác định đội bóng là một công cụ để quảng cáo cho tập đoàn và phần đội bóng lẫn học viện góp một phần trong việc điều tiết giá trị cổ phiếu đã lên sàn; XMXT Sài Gòn sống nhờ “sữa mẹ” Xuân Thành và tương tự là Vissai Ninh Bình, V. Hải Phòng… thở bằng sự ăn nên làm ra của công ty xi măng mẹ. Tương tự ĐT Long An sống bằng nguồn của công ty mẹ nhưng giờ cũng mệt mỏi và tính đến việc trả đội bóng cho ủy ban tỉnh… Nói chung là chưa CLB nào tự kiếm tiền từ thương hiệu của mình.

Với SL Nghệ An, một trong những đội bóng có ít tiền mà làm hiệu quả cũng thế. Họ vẫn thở bằng kinh phí của tỉnh và tiền của nhà tài trợ. Tuy nhiên, với kiểu liệu cơm gắp mắm đấy, SL Nghệ An cũng gặp khó nhiều thứ. Rõ nhất là gần đến cuối giải thì đội lại bắt đầu lo cho khoản kinh phí mùa tới.

Vấn đề của bóng đá Việt Nam: Học cách kiếm tiền - 1

K.Kiên Giang mệt mỏi với việc lo tiền trả lương cho cầu thủ

Thế nên cũng có nhiều ý kiến từ những nhà chuyên môn và những người hiểu về đội bóng cho rằng với nguồn tài trợ không cao cùng phần “sữa” của tỉnh thì hạn chế mà SL Nghệ An rất sợ mùa này vô địch (!?). Nghe có vẻ vô lý nhưng phân tích rất hợp lý: Nếu vô địch với kinh phí ít ỏi như năm nay thì mùa tới sẽ khó có thể “đòi” cao hơn. Đó cũng là lý do vì sao nhiều doanh nghiệp là CĐV của đội sẵn sàng góp tiền để đội có thêm kinh phí giữ chân cầu thủ. Việc làm vừa mang ý nghĩa CĐV đồng hành với đội, vừa thúc đẩy nhà tài trợ và cả ủy ban xem xét việc rót thêm cho đội vào mùa bóng tới.

Đấy không phải là cách kiếm tiền mới lạ của bóng đá Việt Nam nhưng nó cho thấy những nhà làm bóng đá của ta đang sống nhờ vào nhà tài trợ (đa phần là doanh nghiệp của địa phương) nhiều hơn là bán sản phẩm từ thương hiệu của mình để tồn tại và phát triển.

Để có một so sánh về cách làm chuyên nghiệp của bóng đá ta và bóng đá Nhật, có thể lấy CLB Consadole Sapporo mà Công Vinh đầu quân làm dẫn chứng. CLB này hiện có đến sáu nhà tài trợ chiến lược trong đó có bia Sapporo. Cả sáu nhà tài trợ chiến lược đấy đều ký hợp đồng dài hạn và gắn bó cả chục năm với đội bóng bởi thương hiệu của đội và tính hiệu quả từ việc CLB này mang lại thông qua những giải bóng đá ở Nhật đã được quảng bá đi nhiều nước châu Á (cũng là những nơi các mặt hàng này phát triển sản phẩm). Nói như những nhà làm kinh tế thì những nhà tài trợ chiến lược này “bám” lấy đội bóng chứ không như ở ta là CLB “bám” và năn nỉ nhà tài trợ thương tình.

13 năm làm chuyên nghiệp mà bóng đá Việt Nam vẫn chưa học được phần thiết yếu của làm bóng đá chuyên nghiệp đó là cách kiếm tiền theo đúng nghĩa bóng đá chuyên nghiệp.

Công Vinh đã trải qua đợt kiểm tra ở Nhật

Hôm qua, Công Vinh đã có buổi họp báo ra mắt CLB Consadole Sapporo tại Nhật. Sự hiện diện của một tuyển thủ Việt Nam từng có thời gian khoác áo CLB Bồ Đào Nha đã tạo sự chú ý mạnh trong giới truyền thông Nhật. Vinh cũng rất chững chạc với phát biểu: “Đây là khó khăn và thách thức lớn của tôi nhưng tôi sẽ không làm các bạn thất vọng!”.

Tại đây, Công Vinh sẽ khoác chiếc áo số 19 sau khi anh đã vượt qua buổi kiểm tra y tế cũng trong ngày hôm qua. Công Vinh rất hy vọng sẽ được ra sân vào ngày 11-8 giữa Consadole Sapporo và CLB Yokohama. Hiện Consadole Sapporo đang đứng thứ 9 trên bảng xếp hạng J-League 2 kém đội đầu bảng Gamba Osaka 19 điểm (giải còn 15 vòng đấu nữa).

CTV

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo NGUYỄN NGUYÊN (phapluattp.vn)
V-League 2023-24: Cuộc đua nóng bỏng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN