Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Borussia Dortmund vs PSG
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Logo PSG - PSG PSG
-
U23 Iraq vs U23 Indonesia
Logo U23 Iraq - IRQ U23 Iraq
-
Logo U23 Indonesia - IDN U23 Indonesia
-
Chelsea vs Tottenham Hotspur
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Roma vs Bayer Leverkusen
Logo Roma - ROM Roma
-
Logo Bayer Leverkusen - LEV Bayer Leverkusen
-
Olympique Marseille vs Atalanta
Logo Olympique Marseille - OM Olympique Marseille
-
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vs Quảng Nam
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
U23 Nhật Bản vs U23 Uzbekistan
Logo U23 Nhật Bản - JPN U23 Nhật Bản
-
Logo U23 Uzbekistan - UZB U23 Uzbekistan
-
Luton Town vs Everton
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Logo Everton - EVE Everton
-
Sông Lam Nghệ An vs Hà Nội
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Đông Á Thanh Hóa vs MerryLand Quy Nhơn Bình Định
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-
Becamex Bình Dương vs Khánh Hòa
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Arsenal vs AFC Bournemouth
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Hải Phòng vs TP Hồ Chí Minh
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Công An Hà Nội vs Thép Xanh Nam Định
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Le Havre vs Strasbourg
Logo Le Havre - HAC Le Havre
-
Logo Strasbourg - STR Strasbourg
-
Sheffield United vs Nottingham Forest
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Burnley vs Newcastle United
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Brentford vs Fulham
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Real Madrid vs Cádiz
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Cádiz - CAD Cádiz
-
Monaco vs Clermont
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Logo Clermont - CLE Clermont
-
Manchester City vs Wolverhampton Wanderers
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Girona vs Barcelona
Logo Girona - GIR Girona
-
Logo Barcelona - BAR Barcelona
-
Metz vs Rennes
Logo Metz - MET Metz
-
Logo Rennes - REN Rennes
-
Brest vs Nantes
Logo Brest - BRE Brest
-
Logo Nantes - NAN Nantes
-
Mallorca vs Atlético Madrid
Logo Mallorca - MLL Mallorca
-
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Thể Công - Viettel vs LPBank Hoàng Anh Gia Lai
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Chelsea vs West Ham United
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Brighton & Hove Albion vs Aston Villa
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Logo Aston Villa - AVL Aston Villa
-
Empoli vs Frosinone
Logo Empoli - EMP Empoli
-
Logo Frosinone - FRO Frosinone
-
Union Berlin vs Bochum
Logo Union Berlin - FCU Union Berlin
-
Logo Bochum - BOC Bochum
-
Liverpool vs Tottenham Hotspur
Logo Liverpool - LIV Liverpool
-
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Heidenheim vs Mainz 05
Logo Heidenheim - HDH Heidenheim
-
Logo Mainz 05 - M05 Mainz 05
-
Udinese vs Napoli
Logo Udinese - UDI Udinese
-
Logo Napoli - NAP Napoli
-
PSG vs Borussia Dortmund
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Quảng Nam vs Công An Hà Nội
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
MerryLand Quy Nhơn Bình Định vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Khánh Hòa vs Hải Phòng
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Thép Xanh Nam Định vs Becamex Bình Dương
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
TP Hồ Chí Minh vs Đông Á Thanh Hóa
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Real Madrid vs Bayern Munich
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Sông Lam Nghệ An
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Hà Nội vs Thể Công - Viettel
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-

Pep Guardiola giỏi thật sự hay tại Messi quá siêu?

Pep Guardiola chỉ cần 4 năm ở Barcelona để trở thành HLV giàu thành tích bậc nhất thế giới. Nhưng thất bại bạc nhược khi cùng Man City trở lại nhà cũ trước màn trình diễn siêu đẳng của Messi khiến người ta một lần nữa nghi ngờ tài năng của nhà cầm quân này.

Quá hay & quá may

Sau khi chia tay Barcelona vào mùa Hè 2012, Guardiola đã đến Mỹ nghỉ dưỡng một năm trước khi dẫn dắt Bayern Munich - nơi ông 3 năm liên tiếp bị loại khỏi bán kết Champions League. Trong đó phải kể đến trận thua 0-3 cũng tại Nou Camp ở mùa giải 2014-15, trận đấu mà Messi đóng góp cú đúp bàn thắng và một pha kiến tạo cho Neymar ấn định tỷ số.

Pep Guardiola giỏi thật sự hay tại Messi quá siêu? - 1

Pep bất lực vì chính "con quái vật" Messi mà ông tạo ra

Pep mặc dù đã giành 3 danh hiệu VĐQG sau khi rời Nou Camp, nhưng nói như Dimitri Seluk, người đại diện của Yaya Toure thì “bà nội tôi dẫn Bayern cũng vô địch Bundesliga”. Đối thủ Jose Mourinho cũng từng bóng gió châm chọc những chiếc đĩa bạc của Pep.

Và bây giờ sau 4 trận liên tiếp không thắng, người ta lại đặt dấu hỏi về tài nghệ thực sự của Pep. Vậy, Pep thực sự giỏi hay chỉ ăn may khi được sở hữu Messi - thiên tài bóng đá trăm năm mới xuất hiện một lần?

Luis Enrique, một vị HLV chẳng có dấu ấn chiến thuật rõ rệt nào cũng có thể giúp Barca giành “cú ăn ba” hệt như người bạn cũ. Guardiola giúp Barca thắng thuyết phục, Enrique còn thuyết phục hơn.

Barca của Pep tấn công hay, Barca của Enrique hay chẳng kém. Enrique thậm chí còn nổi trội hơn về mặt phòng ngự. Mùa bóng đầu tiên của Enrique, Barca chỉ phải nhận 21 bàn thua ở La Liga, đúng bằng thành tích tốt nhất trong 4 năm của Pep.

Vậy, chẳng phải là Pep đã ăn may khi sở hữu một đội hình quá toàn năng, đứng đầu là một Messi siêu phàm?

Barca thắng đẹp vì sao?

Xin được tạm ngừng mạch phân tích về Pep và Barca để rẽ sang một phạm trù triết học: cái đẹp. Tất thảy chúng ta đều thích cái đẹp, nhưng thế nào là đẹp? Từ ngàn vạn đời nay con người đã cố gắng định nghĩa “cái đẹp” theo những cách khác nhau mà đáng chú ý có định nghĩa của Friedrich Nietzsche.

Nhà triết học người Đức đề ra một lý thuyết gọi là “Thuyết mỹ học”. Nietzsche cho rằng cái đẹp là sự kết hợp hài hòa giữa tính chất “apollonian” với tính chất “dionysian”. “Apollonian” là những thuộc tính của thần ánh sáng Apollo trong thần thoại Hy Lạp: trật tự, hài hoà, nhịp nhàng, cân đối..., còn “dionysian” là những thuộc tính của thần rượu vang Dionysus: phóng đãng, buông thả, tùy hứng, cuồng si, say đắm, vô nguyên tắc...

Dưới góc nhìn triết học, giữa “apollonian” và “dionysian” là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập. Chẳng hạn, một bức tranh thiên nhiên đẹp là một bức tranh có bố cục hài hoà, cân đối, nhưng vẫn có những họa tiết phá cách, phi trật tự.

Barcelona của Pep trong giai đoạn đỉnh cao 2009 - 2011 là minh họa sống động cho Thuyết mỹ học của Nietzsche.

Về mặt tổng thể, Barca là một chỉnh thể cân đối, trật tự với 8-9 cầu thủ nắm giữ những vai trò cố định. Xavi là biểu trưng cho tính chất “apollonian”, anh giữ vai trò nhạc trưởng trong dàn nhạc, chơi bóng thông minh nhưng kín kẽ, chừng mực.

Xavi tiến lên, lùi về, dạt sang cánh trái rồi cánh phải một cách hài hòa. Anh rất hiếm khi bùng cháy nhưng bù lại luôn đảm bảo sự an toàn.

Busquets cũng đại diện cho tính chất “apollonian”. Anh liên lạc với Xavi để giữ sự cân bằng cho đội bóng. Cặp Busquets - Xavi kết nối với 2 hậu vệ cánh cơ động Alves - Abidal và 2 tiền đạo cánh Pedro - Villa tạo ra sự cân bằng hoàn hảo.

Đối nghịch là Messi, người được cho là chơi ở vị trí “số 9 ảo”, nhưng thực chất... chẳng có vị trí nào. Messi chơi bóng tự do, ngẫu hứng, di chuyển đến nơi nào tùy thích. Anh thoắt ẩn thoắt hiện như gã hề trong phim “The Dark Knight”. Đối thủ không thể tổ chức kèm anh bởi họ không biết anh sẽ ở đâu vào thời điểm nào. Họ không kịp chuẩn bị và họ bị trừng phạt.

Đứng ở giữa Messi và Xavi là Iniesta, người bình thường sẽ đóng vai trò “Apollo”, nhưng bất kỳ lúc nào cũng có thể vụt biến thành “Dionysus”. Anh giữ nhịp lối chơi bằng rất nhiều đường chuyền với Busquets, Xavi, nhưng luôn sẵn sàng thăng hoa với những khoảnh khắc kỳ ảo.

Pep Guardiola giỏi thật sự hay tại Messi quá siêu? - 2

Tài năng của Pep lại bị nghi ngờ sau trận thua tan nan của Man City trước Barca

Chiến thuật hay không bằng cầu thủ giỏi

Pep là cha đẻ của tiki-taka thế kỷ 21 và đã xây dựng được một lối chơi hết sức bắt mắt cho Barcelona. Nhưng những thất bại với Bayern và bước đầu với Man City đặt bên cạnh những thắng lợi của Barcelona “phi tiki-taka” chứng minh rằng chẳng có một chiến thuật nào đảm bảo cho đội bóng chiến thắng. Yếu tố con người vẫn đóng vai trò then chốt nhất, như lời sấm truyền của Johan Cruyff - thầy của Pep: đội nào có nhiều cầu thủ giỏi hơn sẽ có 90% cơ hội chiến thắng.

Barcelona hậu Guardiola đã qua tay Tito Vilanova, rồi Gerardo Martino. Họ đã đôi lần cải biến lối chơi với “nồng độ tiki-taka” lúc đặc, lúc loãng, nhưng về cơ bản, cỗ máy của Guardiola vẫn được bảo toàn, chỉ một vài mắt xích được thay thế.

Rồi Barca được đặt vào tay Luis Enrique, người quyết định giảm bớt chất “apollonian” và gia tăng chất “dionysian”.

Thứ nhất, Enrique nhận thấy rằng Xavi đi xuống còn Fabregas không đủ trình thay thế. Thứ hai, Enrique may mắn được sở hữu thêm Luis Suarez - siêu sao còn chơi ngẫu hứng hơn cả Messi.

Và thứ ba, Neymar giữ bóng quá lâu, hay để mất bóng và hoàn toàn “phi tiki-taka”. Chọn con người cho chiến thuật, hay chọn chiến thuật cho con người? Enrique nghiêng về vế thứ hai và Barca tiếp tục thắng. Thắng lớn!

Chúng ta không thể phủ nhận tài năng của Guardiola sau những gì ông đã làm cùng Barcelona. Pep đã dùng cái đầu thông tuệ của mình để xây dựng lên một thực thể là hiện thân của Thuyết mỹ học. Nhưng không thể vì thế mà tôn Pep lên như một bậc thánh sống và rõ ràng không thể quên là Pep quá may mắn với những quân bài ưng ý trong tay mình.

Một hạn chế nữa của Pep là ông thường không có phương án B nên các đội bóng khi “vào phom”, họ cực kỳ thăng hoa, lúc bế tắc thì rất nhiều cầu thủ thành “trẻ lạc”.

Phong cách chơi bóng trực diện hơn, ít ban chuyền hơn của Luis Enrique khiến Barca cầm bóng ít hơn nhưng bù lại, họ tấn công hiệu quả hơn. Trong mùa giải “ăn ba” 2014-15, bộ ba Messi, Suarez, Neymar đã cùng nhau làm nên thành tích “giật gân” với 122 bàn thắng và 56 đường chuyền thành bàn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Đỉnh ([Tên nguồn])
Pep Guardiola Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN