Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Partizan vs Dynamo Kyiv
Logo Partizan - PAR Partizan
-
Logo Dynamo Kyiv - DYN Dynamo Kyiv
-
Fenerbahçe vs Lugano
Logo Fenerbahçe - FB Fenerbahçe
-
Logo Lugano - LUG Lugano
-

ĐT Anh: Nên “công” hay “thủ”?

Gặp Italia đầy mưu mẹo tại tứ kết Euro 2012, “Tam sư” nên chơi tấn công hay phòng ngự là cả một bài toán hóc búa với thầy trò HLV Hodgson.

“Tam sư” sẽ lại nhẫn nhịn?

Có một lực lượng khiêm tốn dự Euro 2012, HLV Hodgson đã chủ động cho các học trò chơi chắc chắn để chờ thời cơ. Theo thống kê, sau 3 trận vòng bảng gặp Pháp, Thụy Điển, Ukraine; ĐT Anh chưa bao giờ cầm bóng nhiều hơn đối phương (36%, 50% và 43%) nhưng hiệu quả lại rất tuyệt vời. Giành 7 điểm để dẫn đầu bảng D, những chú sư tử đã khiến tất cả phải nhìn họ bằng một con mắt khác. ĐT Anh có thể chơi không hay, không áp đảo, nhưng khi có cơ hội thì các cầu thủ tấn công luôn biết cách trừng phạt đối thủ.

Rõ ràng, việc HLV Hodgson đề cao sự chắc chắn bên phần sân nhà đã đem lại hiệu quả và phần nào hợp lý với nhân sự hiện tại. Các tiền vệ của ĐT Anh hiện chưa có sự gắn kết tốt ở tuyến giữa để có thể áp đảo đối phương, ngoài ra sự vắng mặt của Rooney ở 2 trận đầu cũng khiến sức mạnh của “Tam sư” giảm đi ít nhiều. Chính vì thế, dựa trên nền tảng chắc chắn nơi hàng thủ, việc ĐT Anh chơi co mình để chờ những pha phản công hoặc tấn công trực diện mỗi khi có cơ hội nhờ sự xuất sắc của những Rooney, Welbeck, Ashley Young trên hàng công là hoàn toàn dễ hiểu.

ĐT Anh: Nên “công” hay “thủ”? - 1

ĐT Anh đang có hàng thủ rất vững chắc

Thành công với lối chơi phòng ngự phản công ở vòng bảng, nhiều khả năng HLV Hodgson sẽ tiếp tục cho các học trò chơi như vậy trước Italia tại tứ kết. Nhưng có điều, đối thủ của “Tam sư” vào đêm nay cũng là một đội bóng hết sức mưu mẹo nên không dễ gì mắc bẫy. Nói cách khác, người Ý chính là bậc thầy trong lĩnh vực phòng ngự nên họ cũng không dại gì dâng quá cao để rồi dính đòn hồi mã thương. Trong một trận đấu knock-out, chắc chắn HLV Prandelli cũng rất đề cao sự an toàn bên phần sân nhà. Thậm chí, đội bóng áo Thiên thanh sẵn sàng kéo trận đấu vào loạt đá luân lưu 11m bởi họ có Buffon trong khung gỗ, còn ĐT Anh vẫn luôn ám ảnh trên chấm phạt đền (4/7 giải đấu lớn gần nhất “Tam sư” bị loại sau loạt đá luân lưu). Nếu tiếp tục chơi “cù nhầy” trước một Italia đầy mưu mẹo, chưa chắc ĐT Anh đã là người chiếm ưu thế trong loạt đấu súng.

ĐT Anh sẽ chơi tấn công?

Nếu chỉ chú trọng phòng ngự mà không chơi tấn công, sẽ rất khó để Rooney và các đồng đội chọc thủng lưới được Buffon được che chắn bởi khá nhiều tầng lớp phòng ngự, điều quan trọng nhất trong một trận đấu knock-out để giành quyền vào bán kết. Chính vì thế, HLV Hodgson cần phải tính đến phương án tấn công để giải quyết trận đấu trong thời gian thi đấu chính thức hoặc  2 hiệp phụ.

ĐT Anh: Nên “công” hay “thủ”? - 2

Ở tuyến trên, Rooney đủ sức chọc thủng lưới mọi đối thủ

“Tam sư” càng có cơ sở chơi tấn công hơn (tùy vào từng thời điểm) để giải quyết trận đấu bởi Italia không có được sự phục vụ của trung vệ số 1 Chiellini vì chấn thương. Ngoài ra, tiền vệ phòng ngự Motta nhiều khả năng cũng sẽ không thi đấu (được thay thế bởi Montolivo). Nếu biết cách khai thác những điểm yếu của Italia, đặc biệt là ở bộ đôi trung vệ không thực sự “đẳng cấp” là Barzagli Bonucci, Rooney và các đồng đội hoàn toàn có thể tìm kiếm được bàn thắng từ những đường lên bóng tốc độ từ 2 biên hoặc chọc khe.

ĐT Anh có lực lượng không hề thua kém Italia. Nếu biết chọn thời điểm để tăng tốc và kết liễu đối thủ, Rooney và các đồng đội hoàn toàn đủ khả năng khiến người Ý phải ôm hận. Nhưng vấn đề sẽ nằm ở Hodgson, bởi ông luôn là một HLV đề cao sự an toàn nhằm hạn chế tối đa những rủi ro.

Anh và Italia đã gặp nhau 22 lần trong quá khứ. Anh thắng 6, hòa 7, thua 9.

ĐT Anh chỉ thắng được người Ý có 1 trận trong 9 lần gặp gần đây nhất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thanh Vân ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN