Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Udinese vs Napoli
Logo Udinese - UDI Udinese
-
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Crystal Palace vs Manchester United
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
PSG vs Borussia Dortmund
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Quảng Nam vs Công An Hà Nội
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
MerryLand Quy Nhơn Bình Định vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Khánh Hòa vs Hải Phòng
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Thép Xanh Nam Định vs Becamex Bình Dương
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
TP Hồ Chí Minh vs Đông Á Thanh Hóa
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Real Madrid vs Bayern Munich
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Sông Lam Nghệ An
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Hà Nội vs Thể Công - Viettel
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-

Bóng đá Việt Nam: "Chọn Nhật gửi vàng"

Lần đầu tiên, giải chuyên nghiệp Việt Nam có một nhân sự cao cấp tham gia bộ máy điều hành người nước ngoài, nếu như ông Kazuyoshi Tanabe (Nhật Bản) nhận lời làm phó tổng giám đốc điều hành Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF).

1. Trong 5 năm trở lại đây, việc các doanh nghiệp trong nước, nhất là lĩnh vực ngân hàng, tung tiền ra ồ ạt săn các giám đốc điều hành ngoại cho thấy việc khan hiếm nguồn nhân lực cao cấp đang ở mức cấp bách.

Nhìn chung, tâm lý của các doanh nghiệp ta muốn sử dụng lãnh đạo ngoại ở mục đích “khai sáng”  là chính. Trường hợp các doanh nghiệp đã có thương hiệu trong nước vững mạnh, muốn thực sự các giám đốc nước ngoài sẽ giúp nâng tầm doanh nghiệp, hướng đến việc đưa đẳng cấp vượt ra ngoài lãnh thổ là rất hiếm. VPF mời nhà quản lý Nhật Bản, thời điểm này, có thể hiểu khát vọng ở trường hợp thứ nhất.

Thật là sai lầm nếu đặt niềm tin ông Kazuyoshi Tanabe sẽ lập tức giúp cho giải chuyên nghiệp của Việt Nam “đẻ trứng vàng”. Tương tự là công tác điều hành, tổ chức giải đấu cải thiện đột biến. Chất lượng các trận đấu tăng cao. Khán giả đến sân đông hơn. Tiêu cực giảm mạnh. Các câu lạc bộ sẽ nhanh chóng tìm được nguồn thu…

Thế nên, chỉ cần ông Kazuyoshi Tanabe góp phần làm chuyển hóa từng bước ý thức thức hệ làm bóng đá chuyên nghiệp, trước hết từ chính bộ máy VPF, đã là bước thành công ban đầu. Chỉ có những thay đổi về nhận thức ở ngôi nhà VPF, mới có sức lan tỏa để các thành phần tham gia bóng đá có những hành động mang tính đoạt tuyệt với cách làm bóng đá lâu nay.

Tất nhiên, với nhân sự cao cấp của bóng đá người Việt Nam, nếu ông Kazuyoshi Tanabe hoàn thành được sứ mệnh khai sáng, đồng nghĩa với một sự trải nghiệm mà giá trị không thể tính bằng tiền bạc với một đội ngũ lãnh đạo nội chỉ quen theo đội bóng ngồi thụ động ở băng ghế chỉ đạo, giỏi trên bàn nhậu hoặc sân tennis, quen việc chờ ông chủ rót tiền cho các hoạt động của câu lạc bộ.

Bóng đá Việt Nam: "Chọn Nhật gửi vàng" - 1

Nhiều thách thức đang chờ đón ông Kazuyoshi Tanabe

2. Tất cả những điều đó, ý thức làm bóng đá thiếu chuyên nghiệp, mới chính là cản trở với sự thành công của các giám đốc điều hành ngoại. Những rào cản ngôn ngữ, văn hóa, ẩm thực… lớn, nhưng có lẽ vẫn còn có thể vượt qua.

Thực tế, không ít những ông tây được quân ta biết tên nhờ sự thích nghi nhanh đến kỳ lạ, thực sự là “ma xó”. Có điều, bóng đá còn rắc rồi hơn cả… giao thông. Không đơn thuần là luôn tắc ứ, người tham gia giao thông ý thức hạn chế mà cả dòng người còn không biết lối nào sẽ giúp họ thoát ra khỏi ma trận trên cung đường thiên lý bóng đá chuyên nghiệp. Lễ hội hoa anh đào năm nào nhanh chóng để lại nỗi xấu hổ đấy thôi. Thế mới cảm nhận ông Kazuyoshi Tanabe quá nhỏ bé, quá cô độc trong vai trò một nhà truyền giáo Nhật Bản.

3. Tất nhiên, nói thế không có nghĩa là hoàn toàn bi quan, nếu như VPF và Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) cùng xác định nắm tay nhau với quyết tâm học theo người Nhật Bản làm bóng đá. Bởi thực ra việc ông Tanabe đến ngồi ghế phó tổng giám đốc điều hành VPF, không nằm ngoài những thỏa thuận hợp tác giữa VPF và ban tổ chức giải J.League đã được tổ chức tại Hà Nội hồi tháng 8/2012.

Đấy là nâng cao công tác tổ chức, điều hành giải bóng đá chuyên nghiệp, tổ chức hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm tổ chức giải bóng đá chuyên nghiệp, quản lý các câu lạc bộ; xây dựng chương trình huấn luyện cho lực lượng trọng tài, huấn luyện viên, cầu thủ, tổ chức các trận đấu giao hữu, tập huấn các lứa trẻ; trao đổi cầu thủ từ giải V-League sang J-League thi đấu và chiều ngược lại hỗ trợ khai thác thương quyền giải đấu; tổ chức các trận giao hữu cọ xát ở cấp câu lạc bộ. Giờ đây, điều sợ nhất vẫn là VPF lẫn VFF không kiên định đi theo chiến lược đã đề ra.

Nỗi ám ảnh đó có cơ sở khi việc thay đổi nhanh chóng quan điểm “học tập” theo mô hình các nước đã tồn tại như một căn bệnh khó chữa.  Người Nhật, sau 20 năm đã đưa J.League trở thành giải bóng đá hấp dẫn nhất châu Á với rất nhiều cầu thủ đẳng cấp thế giới đến thi đấu thì sau 12 năm, V-League chúng ta đang làm lại từ đầu.

Nói đâu xa, trong khi vừa cắp cặp đi học tập bóng đá Nhật Bản còn nóng hổi, coi như kim chỉ nam thì hàng loạt những “sáng kiến” cho mùa giải 2013 ra đời, suýt thành thực tiễn, điển hình như ý tưởng đưa U22 dự V-League như Malaysia đã làm.

4. Nếu nhìn đội ngũ lãnh đạo VPF lúc này, xem ra chỉ còn hy vọng hai nhân vật sẽ giúp cho chiến lược học theo J-League không bị đứt gãy: Võ Quốc Thắng và Đoàn Nguyên Đức. Bầu Đức đã quyết liệt làm bóng đá tử tế, nên không thể không thích thú với sự phát triển của bóng đá Nhật Bản, để ủng hộ tuyệt đối.

Ông Thắng chính là chủ xị  phong trào “Đông Du” cho bóng đá nội địa. Nhìn bầu Thắng ủng hộ ông Kazuyoshi Tanabe lại nhớ đến mối tình bóng đá giữa ông với huấn luyện viên Henrique Calisto. Chính ông bầu họ Võ là người đầu tiên sử dụng thành công nhân sự cao cấp ngoại. Để có được thành công với Calisto, đấy là bài học của việc tìm đúng người, đặt đúng niềm tin, ủng hộ hết mình cùng với sự kiên định tuyệt đối.

Hai chức vô địch V-League, hiện vừa trở lại giải chuyên nghiệp một cách đàng hoàng và thuyết phục, Đồng Tâm Long An vẫn là một cái tên đáng tự hào trong 12 năm cả nước làm bóng đá chuyên nghiệp. Hãy thử một lần quyết liệt học theo người Nhật làm bóng đá, VFF và VPF!

“Mục tiêu của chúng tôi khi mời ông Kazuyoshi Tanabe sang đây là muốn tận dụng khả năng của ông này trong việc giúp các giải đấu trong nước chuyên nghiệp hơn. Nguyên tắc của tôi là cái gì người ta hay thì mình học. Người ta làm bóng đá chuyên nghiệp hơn mình, quy củ hơn mình thì mình học người ta. Ngoài ra, VPF rất cần những nhân vật nhiều kinh nghiệm và có chuyên môn như vậy trong việc tư vấn cho hội đồng quản trị trong việc hoạch định chiến lược cho VPF. Thật ra, VPF có kế hoạch thuê chuyên gia nước ngoài từ lâu rồi. Vai trò của các chuyên gia trong bộ máy điều hành giải nhà nghề Nhật Bản là rất quan trọng. Bóng đá Việt Nam cũng cần những chuyên gia như vậy để giải đấu của chúng ta chuyên nghiệp hơn”, Ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội đồng quản trị VPF.

“Kinh nghiệm 20 năm làm J.League giúp tôi rút ra kinh nghiệm rằng, muốn câu lạc bộ phát triển bền vững thì đừng bao giờ phụ thuộc vào một ông chủ hay là một nhà tài trợ duy nhất. Một đội bóng cần phải có từ bốn, năm nhà tài trợ cùng chung tay hợp lực, nếu nhà tài trợ này gặp khó khăn trong kinh doanh đã có các nhà tài trợ khác đứng ra gánh vác. Đội bóng cũng nên lấy tên của địa phương, để tạo nên sự kiêu hãnh, quan tâm và yêu thích của người hâm mộ”, Ông Kazuyoshi Tanabe.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Ngọc Hòa (thethaovanhoa.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN