Trận đấu nổi bật

Xem thêm

LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Sông Lam Nghệ An
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Hà Nội vs Thể Công - Viettel
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Frosinone vs Inter Milan
Logo Frosinone - FRO Frosinone
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Brest vs Reims
Logo Brest - BRE Brest
-
Logo Reims - SR Reims
-
Deportivo Alavés vs Girona
Logo Deportivo Alavés - ALA Deportivo Alavés
-
Logo Girona - GIR Girona
-
Fulham vs Manchester City
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Wolverhampton Wanderers vs Crystal Palace
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
West Ham United vs Luton Town
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Tottenham Hotspur vs Burnley
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Newcastle United vs Brighton & Hove Albion
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Everton vs Sheffield United
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
AFC Bournemouth vs Brentford
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Napoli vs Bologna
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Nottingham Forest vs Chelsea
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Granada vs Real Madrid
Logo Granada - GRA Granada
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Milan vs Cagliari
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Cagliari - CAG Cagliari
-
Đông Á Thanh Hóa vs Becamex Bình Dương
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Hải Phòng vs Quảng Nam
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Công An Hà Nội vs Khánh Hòa
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Atlético Madrid vs Celta de Vigo
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Celta de Vigo - CEL Celta de Vigo
-
Manchester United vs Arsenal
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Juventus vs Salernitana
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Salernitana - SAL Salernitana
-
Atalanta vs Roma
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-
Logo Roma - ROM Roma
-
Montpellier vs Monaco
Logo Montpellier - MON Montpellier
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Nantes vs Lille
Logo Nantes - NAN Nantes
-
Logo Lille - LIL Lille
-
PSG vs Toulouse
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Toulouse - TFC Toulouse
-
Sông Lam Nghệ An vs TP Hồ Chí Minh
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Thép Xanh Nam Định
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vs Hà Nội
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Thể Công - Viettel vs MerryLand Quy Nhơn Bình Định
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-

Barca, Bayern & cuộc chiến Bundes - Liga

Việc hai đội mạnh nhất Liga chạm trán hai đội mạnh nhất Bundesliga ở bán kết Champions League mùa này giống như hệ quả tất yếu của cuộc chiến giữa hai nền bóng đá phát triển nhất trong nửa thập niên qua, Đức và TBN.

Hai cuộc cách mạng

EURO 2000 được xem như thời điểm mà bóng đá Đức bắt đầu thức tỉnh. Họ đứng bét ở bảng đấu của mình, với chỉ 1 điểm sau 3 lượt trận. Hai năm sau, ngôi á quân trên đất Nhật Bản và Hàn Quốc giống như cái rướn người cuối cùng của phiên bản Đức truyền thống, nhưng cái rướn người quá sức ấy kéo theo một sự sụp đổ tại EURO 2004:  Đội tuyển Đức cũng bị loại từ vòng bảng mà không thắng nổi trận nào. Đó cũng là năm mà đội tuyển TBN bị “bật bãi” trong một bảng đấu có sự hiện diện của BĐN, Hy Lạp và Nga.

Sự bết bát của hai ĐTQG đã mở màn cho cuộc cách mạng sâu sắc của hai nền bóng đá. Vấn đề của họ đã rõ ràng. Bóng đá Đức cần một sự thay đổi tích cực trong tư duy chơi bóng, không thể chỉ nhăm nhe triệt phá lối chơi của đối phương nữa, mà còn phải kiến tạo được lối chơi của chính mình. Đội tuyển TBN, nhiều năm được mệnh danh là “Vua vòng loại”, cần một phương thuốc chữa căn bệnh chia rẽ của họ: Tính chất cục bộ địa phương đã biến TBN trở thành một tập thể với nhiều phe phái, và không bao giờ đoàn kết. Cầu thủ TBN vốn cũng không có cá tính mạnh và vì thế, nếu không tạo ra một lối chơi đủ thuyết phục, họ khó mà lên đến đỉnh cao chỉ nhờ bản lĩnh tâm lý đơn thuần.

Đó là tiền đề để người Đức tổ chức lại nền bóng đá của họ: Gieo tư duy tấn công vào những người trẻ, xây dựng một giải VĐQG khuyến khích bóng đá tận hiến và sự sôi động trên các khán đài. Trong khi đó, để khắc phục sự chia rẽ từ các nhóm người (xứ Basque, xứ Catalunya, Hoàng gia…) và tạo ra sức mạnh cho đội tuyển, TBN cần một triết lý đủ sức thống nhất họ. Và Tiki-taka ra đời.

Người Đức sử dụng óc tổ chức khoa học của họ để xây dựng một lối chơi tấn công trực diện và rực lửa, còn TBN đã thống nhất nhờ một lối chơi phát huy tốt nhất tố chất kỹ thuật vốn có của các cầu thủ xứ Bò tót: Tiki-taka.

Barca, Bayern & cuộc chiến Bundes - Liga - 1

Cuộc chiến nảy lửa

Từ đội tuyển đến CLB

Bằng hai cuộc cách mạng ấy, họ là những đội tuyển có lối chơi tiến bộ nhất ở châu Âu nửa thập kỷ đổ lại: TBN đã vô địch EURO 2008 và EURO 2012, cùng World Cup 2010; còn đội tuyển Đức, trong 7 năm cách mạng lối chơi, đã hai lần đoạt hạng ba ở World Cup 2006 và 2010, vào đến bán kết EURO 2012 và đoạt ngôi á quân EURO 2008.

Chúng ta đã nhìn thấy hình ảnh của hai cuộc cách mạng ấy ở những CLB mạnh nhất của Liga và Bundesliga lúc này. Và cặp đấu Barca – Bayern lại cho thấy cuộc chiến giữa hai nền bóng đá đã lan tỏa thế nào đến cấp CLB, như một tất yếu.

Thật trùng hợp là những triết lý được rút ra từ hai cuộc cách mạng ở đội tuyển đều được đặt trên hai nền móng rất vững chắc của hai CLB tiêu biểu ở TBN và Đức: Bayern và Barca đều là các đội bóng kết hợp giữa tính chất toàn cầu hóa và sự tự hào mang tính cục bộ địa phương, thế hệ tương lai của họ được sản sinh trong những học viện bóng đá không những giáo dục chuyên môn, mà còn “cấy” vào các cầu thủ “gen văn hóa” của đội bóng. Cơ chế quản lý là khép kín, với thành viên Ban huấn luyện và lãnh đạo thường là các cựu cầu thủ, để gìn giữ những giá trị cơ bản của CLB.

Hệ thống chung ấy phục vụ cho triết lý chung: Tấn công. Triết lý chung ấy được lập trình trên sân bằng hai loại ngôn ngữ khác nhau: Bayern phát triển lối chơi tấn công dựa trên sự bài bản và khoa học, phát huy tối đa đầu óc tổ chức của người Đức; còn Barca xây dựng lối chơi dựa trên sự kết dính tự nhiên qua nhiều năm các cầu thủ cùng được đào tạo tại La Masia, để họ nhắm mắt cũng tìm thấy nhau, phát huy kỹ thuật và sự nhạy cảm vốn có của các cầu thủ TBN.

Hai trường phái thống trị bóng đá hiện đại

Ngôn ngữ lập trình ấy tạo ra những chương trình chơi bóng cũng khác nhau. Bayern và Barca đều kiểm soát bóng nhiều, nhưng thời lượng kiểm soát của Bayern phần lớn là kết quả của việc đón lõng bóng bật ra từ những đợt tấn công dồn dập ở 30 mét cuối cùng, còn Barca thì luôn chủ động giữ chặt lấy bóng và chỉ tấn công khi thời cơ thật sự chín muồi. “Quy tắc 7 giây”, tức là thời gian tối đa để Barca giành lại bóng sau khi để mất, càng củng cố thêm đặc tính ấy cho đội bóng xứ Catalunya.

Bayern đang vận hành một lối chơi mang tính lý trí nhiều hơn, nhưng nghịch lý là họ cũng chơi mạo hiểm hơn. Để dễ so sánh, ta có thể tưởng tượng rằng với một cơ hội trên 50% thành công, đội bóng xứ Bavaria sẽ không ngần ngại đột kích. Ngược lại, ngoại trừ sự tự do của riêng Lionel Messi, Barca dường như chỉ cố dứt điểm khi cơ hội thành công là 80-90%.

Nhưng về cơ bản, cả Bayern và Barca, cũng như đội tuyển Đức và TBN, đề cao chất lượng những đường chuyền. Chỉ khác là đường chuyền trong lối chơi của Bayern có phần mạo hiểm và trực diện hơn, trong khi Barca coi chuyền bóng là con đường duy nhất để kiểm soát bóng, thế nên, họ có xu hướng ru ngủ đối phương và chỉ rất ít trong số hàng trăm đường chuyền mỗi trận ấy được chọn để “thụ phấn” thành bàn thắng.

Barca, Bayern & cuộc chiến Bundes - Liga - 2

Messi là sự khác biệt giữa Barca và Bayern

Khác biệt có thể là Messi?

Nhưng dù là bài bản khoa học theo kiểu Đức, hay dựa trên sự ăn ý tuyệt vời nhờ cảm giác được luyện tập thường xuyên kiểu TBN, thì hai nền bóng đá này đều đã phát triển được lối chơi tập thể đến đẳng cấp cao nhất theo con đường mà họ mong muốn. Lối chơi sẽ thống trị bóng đá trong tương lai.

Trận đấu này có thể là cơ hội để chúng ta đánh giá phần nào xem cuộc cách mạng của người Đức đã chín muồi đến đâu và liệu có đủ sức thách thức để chế mà TBN đã tạo ra hay không, để dự báo cho viễn cảnh sắp tới tại World Cup 2014 và EURO 2016.

Nhưng khác biệt ở một trận cầu cụ thể, giữa hai đội bóng có trường phái tập thể ở đẳng cấp xấp xỉ nhau, có lẽ lại là một... cá nhân. Bayern hiện tại đúng là một đội bóng khủng khiếp, nhưng họ, dù có rất nhiều ngôi sao, vẫn không có một siêu sao.

Barca thì lại sở hữu một nhân vật như thế: Lionel Messi. Thiên tài này sẽ là chỗ dựa khi lối chơi của họ yếu thế trước Bayern. Và vì Messi, người viết vẫn đặt niềm tin nhiều hơn vào Barca.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm An ([Tên nguồn])
Cup C1 - Champions League 2023/24 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN