Kỳ thi quốc gia: Chuyên gia “hiến kế “xét tuyển chỉ trong một ngày

Hiệu trưởng trường đại học ở Hà Nội vừa đề xuất phương án tổ chức xét tuyển dựa hoàn toàn vào công nghệ thông tin. Theo "Chương trình xét tuyển" với nền tảng là thuật toán "Chấp nhận trì hoãn" thì việc xét tuyển chỉ mất vài giờ sẽ có ngay kết quả phân bố thí sinh về các trường.

Sáng 15/8, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến với lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng bàn về triển khai kế hoạch hành động của ngành giáo dục về đổi mới căn bản, toàn diện trong lĩnh vực giáo dục đại học.

Xét tuyển trong một ngày là xong

Ông Phan Huy Phú, Hiệu trưởng trường Đại học Thăng Long, Hà Nội cho hay, khó khăn ở các kỳ thi đại học, cao đẳng những năm qua là trường phải tổ chức thi trong một đợt cho một lượng thí sinh đông đảo (ước khoảng 50%). Đặc biệt, có không ít thí sinh phải thi nhiều môn trong một đợt thi do các khối thi dồn vào một đợt và khó khăn này có thể khắc phục được.

Nếu xử lý không tốt sẽ làm tốn kém rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc của các gia đình và các trường, đồng thời dễ dẫn đến nhữmg trường hợp bất hợp lý. Bởi có trường hợp những thí sinh xứng đáng hơn lại không trúng tuyển.

Do vậy, ông Phú đề xuất một phương án tổ chức xét tuyển dựa hoàn toàn vào công nghệ thông tin. Cụ thể là theo "Chương trình xét tuyển" với nền tảng là thuật toán "Chấp nhận trì hoãn" (Deferred - Acceptance) đã giúp A. Roth được nhận giải Nobel về kinh tế năm 2012 cùng với Shapley.

Kỳ thi quốc gia: Chuyên gia “hiến kế “xét tuyển chỉ trong một ngày - 1

Ông Phan Huy Phú, Hiệu trưởng trường Đại học Thăng Long

Ông Phú cho biết, để xét tuyển, Bộ GD-ĐT sẽ làm đầu mối thành lập và chỉ đạo một "ban tuyển sinh" gồm các thành viên đại diện của các trường, sử dụng một phần kết quả kỳ thi để xét tuyển. Sau đó, ban tuyển sinh sẽ chạy "chương trình xét tuyển" theo dữ liệu là chỉ tiêu của các trường, nguyện vọng và kết quả học tập cũng như kết quả thi của thí sinh. Như vậy, chỉ trong vài giờ sẽ có ngay kết quả phân bố thí sinh về các trường.

Theo ông Phú, các trường có những yêu cầu riêng sẽ tự tổ chức đánh giá trước kỳ thi quốc gia và chuyển kết quả về Ban Tuyển sinh để chạy “chương trình xét tuyển”.

Việc xét tuyển theo “chương trình xét tuyển” nêu trên ưu việt hơn nhiều so với cách xét tuyển nguyện vọng bổ sung trong những năm qua. Thí sinh sẽ được vào học trường cao nhất có thể theo thứ tự ưu tiên của họ, tương quan với số điểm mà họ có.

Song song với đó, các trường lại được danh sách trúng tuyển tốt nhất trong khuôn khổ các nguyện vọng của thí sinh và loại bỏ triệt để các trường hợp “ảo” (mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển chính thức tối đa 1 nguyện vọng). Thời gian thì được rút ngắn đi rất nhiều, từ 1 tháng xuống chỉ còn 1 ngày.

Ông Phú cho biết thêm, cơ sở để ông đề xuất thuật toán này là đã từng thử nghiệm với hàng triệu dữ liệu và qua kiểm tra kết quả nhận được độ chính xác cao. Nếu Bộ GD-ĐT xét thấy có thể đồng ý, ông Phú khẳng định sẽ sẵn sàng phối hợp để triển khai trong thời gian tới.

Kỳ thi quốc gia: Chuyên gia “hiến kế “xét tuyển chỉ trong một ngày - 2

Thí sinh dự thi đại học năm 2014

Ủng hộ sử dụng phương án bài thi tổng hợp

Ông Đặng Kim Vui, Giám đốc ĐH Thái Nguyên cho biết, nếu vẫn tổ chức hai kỳ thi quốc gia như hiện nay thì rất tốn kém cho xã hội cũng như ngân sách nhà nước. Chính vì thế, việc gom lại thành một như đề án của Bộ GD-ĐT là hoàn toàn đúng đắn.

Phương án 2 phù hợp để Bộ GD-ĐT có thể kết hợp xét tốt nghiệp và lựa chọn thí sinh phù hợp với yêu cầu kiến thức cơ bản. Tuy nhiên, để làm được điều này, cấu trúc của đề thi phải tốt, có khả năng phân hóa được năng lực của từng thí sinh. Các trường cần có đội ngũ chuyên gia, tổ chức hội nghị để xây dựng quy chế và cách thức làm.

Ông Trần Văn Nam, Giám đốc Đại học Đà Nẵng, TP Đà Nẵng cũng cho biết, sau khi nghiên cứu, ông thấy việc thi tích hợp là hợp lý nhất. Nếu tổ chức phương án 2 thì có ba vấn đề cần đặt ra đó là, đề thi, coi thi, chấm thi cần quan tâm.

“Phương án 2 tôi cho rằng phù hợp, tối ưu, giúp cho các trường vừa xét tuyển phổ thông, vừa tuyển sinh đại học, đây cũng là phương án gần với hình thức thi nước ngoài đang thực hiện. Phương án 3 tốt nhưng nếu thực hiện ngay trong 2015 thì còn khó”, ông Nam nói.

Ông Nguyễn Hội Nghĩa, phó Giám đốc đại học Quốc gia Hà Nội nói: “Chúng tôi đồng tình với phương án 2, tuy nhiên tôi đề nghị thay vì thi Ngữ văn sẽ thi môn Tiếng Việt. Vì ngôn ngữ mới là mẫu số chung cho tất cả các ngành khoa học, còn văn, cảm thụ, cảm xúc thuộc lĩnh vực Khoa học Xã hội Nhân văn”.

Để nhận ngay Điểm chuẩn ĐH – CĐ 2014, soạn tin:

DC MãTrường gửi 8502

VD: Để tra cứu điểm chuẩn của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, soạn tin:

DC SPH gửi 8502 

 (Ghi chú: Điểm chuẩn sẽ được gửi tới bạn ngay khi có, xem chi tiết Bấm đây)

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Đức ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN