Trận đấu nổi bật

Xem thêm

PSG vs Borussia Dortmund
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Borussia Dortmund - BVB Borussia Dortmund
-
Quảng Nam vs Công An Hà Nội
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
MerryLand Quy Nhơn Bình Định vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Khánh Hòa vs Hải Phòng
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Thép Xanh Nam Định vs Becamex Bình Dương
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
TP Hồ Chí Minh vs Đông Á Thanh Hóa
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Real Madrid vs Bayern Munich
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Logo Bayern Munich - FCB Bayern Munich
-
LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Sông Lam Nghệ An
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Hà Nội vs Thể Công - Viettel
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-

Tự truyện gây "sốc" của Ibrahimovic (Kỳ 9)

Khi tôi và bố chuyển đến sống gần trường Stenkula, tôi thường ở chơi nhà mẹ đến tận khuya mới về. Những lúc ấy tôi phải đi bộ qua một đường hầm tối tăm băng qua đường Amiral và dọc cây cầu Annelunds.

Cuốn tự truyện "Tôi là Zlatan" là một hiện tượng ngay khi vừa ra đời. Với lối viết phóng túng, cách kể chuyện lôi cuốn và nội dung đi thẳng vào thực tế những gì Zlatan đã trải qua, cuốn sách đã bán hơn 700.000 bản chỉ riêng ở Thụy Điển và được để cử giải văn học.

Được phát hành rộng rãi ở 15 quốc gia, "Tôi là Zlatan" được đánh giá là cuốn tự truyện hay nhất, chân thật nhất và sống động nhất từng được viết bởi một cầu thủ bóng đá. Được nhà văn, nhà báo David Lagercrantz chấp bút, cuốn sách càng có một lối kể chuyện đậm chất văn học. Xin lần lượt gửi đến bạn đọc lược trích 1 số nội dung của cuốn sách này.

Từ 28/10, tự truyện "Tôi là Zlatan" được đăng vào các ngày thứ Hai, Tư, Sáu hàng tuần.

Kỳ 9: Suýt chết vì viêm màng não

Nhiều năm trước đó, bố tôi bị người ta tóm được khi đang ăn trộm và bị đánh đến lủng phổi. Tôi không bao giờ muốn nhớ về ký ức ấy, nhưng nó cứ ám ảnh tôi. Cứ cố đè nén thì nó lại bung ra. Có một con hẻm kinh tởm với vài bụi rậm và chỉ có 2 ngọn đèn, một ở phía trước đường hầm và một ở phía sau. Đoạn đường ở giữa chỉ toàn một màu đen. Thế là tôi lao vào bóng tối, cố chạy từ bóng đèn đầu hầm sang bóng đèn ở đầu kia.

Tôi chạy như điên, tim đánh như trống trong lồng ngực, trong đầu cứ sợ bóng tối sẽ tràn ngập những điều kinh khủng, có cả bọn khốn nạn đã đánh bố mình ngày trước. Tôi cứ chạy, ráng tăng tốc hết cỡ với niềm tin là chỉ cần chạy nhanh, không thứ gì có thể đuổi kịp tôi. Khi về được đến nhà, tôi mới tự tin là mình đã an toàn, nhưng khi ấy thì thở chả ra hơi nữa. Không giống gì với Muhammad Ali cả.

Một lần khác bố dẫn tôi và chị Sanela đi bơi ở Arlöv. Sau đó tôi xin đến nhà một đứa bạn chơi. Khi về nhà trời mưa như trút. Tôi phóng xe đạp như điên và về nhà trong tình trạng ướt như chuột. Khi ấy chúng tôi đã đến sống tại Zenith, hơi xa một tí so với Rosengard. Tôi mệt kinh khủng, bụng đau như có ai đấm, chỉ còn biết cuộn tròn trên giường, tinh thần thì hoảng loạn.

Bố bước vào và nhìn thấy tôi như thế. Bình thường thì ông chỉ ngồi một chỗ, vật vờ như bóng ma. Nhưng khi xảy ra chuyện thì không ai quyết liệt như bố tôi. Ông gọi ngay một chiếc taxi và xốc tôi lên, lọt thỏm vào vòng tay ông như một con tép. Khi ấy tôi có cảm giác mình nhẹ như như một sợi lông chim vậy. Bố quá khỏe và mạnh mẽ, khi ấy lại thêm cơn điên trợ lực. Ông như một con sư tử sổng chuồng và hét lên với người nữ tái taxi:

Tự truyện gây "sốc" của Ibrahimovic (Kỳ 9) - 1

Trong cuốn tự truyện, Ibrahimovic tiết lộ từng suýt chết vì căn bệnh viêm màng não

- Nó là con tôi, là mọi thứ của đời tôi. Cô kệ mẹ luật giao thông, tiền phạt tôi đóng, cảnh sát tôi lo. Phóng đi.

Người phụ nữ ấy chỉ có duy nhất một sự lựa chọn: làm theo lời bố tôi. Cô ta vượt qua 2 cột đèn đỏ để đến khu vực dành cho trẻ em của bệnh viện Malmo. Sau đó tôi được chuyển ngay vào khoa cấp cứu với một mũi tiêm thẳng vào lưng. Bố tôi từng nghe có người bị chích mũi ấy rồi sau đó bị liệt nên chửi thề loạn cả lên. Lúc ấy tôi mà có vấn đề gì thì chắc bố tôi sẽ làm sập cả thành phố mất.

Nhưng rồi bố cùng bình tĩnh lại và để cho bác sĩ làm việc của mình. Tôi thì nằm trên giường, rên rỉ. Bác sĩ cho biết tôi bị viêm màng não, y tá tắt hết đèn, xung quanh tôi toàn là bóng tối. Nhưng tôi biết trong bóng đêm ấy có ánh mắt quan hoài của bố đang dõi theo mình. 5 giờ sáng hôm sau tôi thức dậy, cơn nguy kịch đã qua. Tôi chả biết vì sao mình lại bị bệnh. Có thể vì ăn uống không đủ, Hồi ấy tôi nhỏ con và yếu ớt, chỉ mạnh trong suy nghĩ mà thôi.

Vì mạnh trong suy nghĩ nên tôi mau chóng quên đi ký ức kinh hoàng kia. Tôi lại chạy đi chơi, tự trưởng thành theo cách của riêng mình. Bố tôi không bao giờ nói: "Mày phải thế này, thế kia, dứt khoát không được làm việc này". Mà ngày cả khi có nói thì có lẽ tôi cũng chả nghe. Nếu là đứa con trong thế giới của bố tôi, bạn cũng sẽ tự giải quyết vấn đề của mình như một người đàn ông. "Con đau bụng quá bố ơi", hay đại loại thế ư? Khỏi có.

Tôi học cách tự bước đi trên đôi chân mình, học cách hy sinh chính mình. Khi chúng tôi mua một chiếc giường ở Ikea, bố không có đủ tiền để vận chuyển, 500 kronor hay đại loại thế. Đơn giản thôi, bố vác cái giường từ tiệm về nhà, tôi phụ bố xách cái đầu giường. Cứ thế mà lầm lũi đi hàng dặm đường. Cái đầu giường nhẹ vậy, nhưng tôi thỉnh thoảng vẫn yêu cầu bố dừng lại. Nhưng ông vẫn lầm lũi bước tiếp. Khí khái nam nhi toát ra trong từng bước đi.

Khi ông đến trường để họp phụ huynh cho tôi, mọi người đều hỏi nhau: "Ai thế?". Đến cả các giáo viên khi gặp bố tôi cũng chả còn dám than phiền về tôi nhiều như họ dự định. Nhìn bố tôi, ai cũng nghĩ: cẩn thận với lão này là hơn.

Mọi người vẫn thưởng hỏi tôi: tôi sẽ làm gì nếu không trở thành cầu thủ? Tôi cũng không biết nữa. Nhưng có lẽ sẽ làm tội phạm. Rosengard nơi tôi sống đầy những tội ác, chứ không chỉ dừng lại ở chuyện ăn cắp xe đạp hay chôm đồ như trong siêu thị. Chính tôi cũng cảm thấy hào hứng với những trò trộm cắp ấy. Không có bóng đá, tôi đang nghĩ, có lẽ tôi cũng sẽ trở thành một tên trộm cướp mà thôi.

* Trong những năm hỗn loạn của thời niên thiếu Ibra đã phải đối mặt với sự cám dỗ của ma túy. Mời các bạn đón đọc Tự truyện gây "sốc" của Ibrahimovic (Kỳ 10) vào 7h sáng thứ Hai 11/11.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lan Anh (dịch) ([Tên nguồn])
Tự truyện “Tôi là Zlatan Ibrahimovic” Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN