Trận đấu nổi bật

Xem thêm

Fulham vs Manchester City
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Wolverhampton Wanderers vs Crystal Palace
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
West Ham United vs Luton Town
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Tottenham Hotspur vs Burnley
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Newcastle United vs Brighton & Hove Albion
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Everton vs Sheffield United
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
AFC Bournemouth vs Brentford
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Napoli vs Bologna
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Nottingham Forest vs Chelsea
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Granada vs Real Madrid
Logo Granada - GRA Granada
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Milan vs Cagliari
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Cagliari - CAG Cagliari
-
Đông Á Thanh Hóa vs Becamex Bình Dương
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Hải Phòng vs Quảng Nam
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Công An Hà Nội vs Khánh Hòa
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Atlético Madrid vs Celta de Vigo
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Celta de Vigo - CEL Celta de Vigo
-
Manchester United vs Arsenal
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Juventus vs Salernitana
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Salernitana - SAL Salernitana
-
Atalanta vs Roma
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-
Logo Roma - ROM Roma
-
Montpellier vs Monaco
Logo Montpellier - MON Montpellier
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Nantes vs Lille
Logo Nantes - NAN Nantes
-
Logo Lille - LIL Lille
-
PSG vs Toulouse
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Toulouse - TFC Toulouse
-
Sông Lam Nghệ An vs TP Hồ Chí Minh
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Thép Xanh Nam Định
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vs Hà Nội
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Thể Công - Viettel vs MerryLand Quy Nhơn Bình Định
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-

ĐT nữ VN thất bại ở giải ĐNÁ 2015: Bước chững buổi giao thời

Đặt chỉ tiêu vô địch nhưng lại đứng hạng 4 nên xét về thành tích là sự thất bại khá nặng của ĐT nữ Việt Nam tại giải vô địch Đông Nam Á 2015 vừa kết thúc ở sân Thống Nhất. Tuy nhiên, khi nhìn lại quá trình thi đấu, ĐT nữ VN vẫn để lại nhiều dấu hiệu tích cực.

Kết thúc sứ mệnh lịch sử của sơ đồ 5-3-2

Bóng đá nữ Việt Nam từ lúc được thi đấu chính thức ở giải đấu đầu tiên SEA Games 19 năm 1997 tại Jakarta cho đến năm 2014 đã trải qua 17 năm. Trong 17 năm đó, trải qua tổng cộng 6 đời HLV ngoại và nội như Giả Quảng Thác (2000-2002), Mai Đức Chung (2001, 2005, 2015), Steve Darby (2003), Ngô Lê Bằng (2006), Trần Ngọc Thái Tuấn (2006-2007), Trần Vân Phát (2007-2014) thì ĐT nữ vẫn sử dụng đúng một sơ đồ chiến thuật 5-3-2.

Trước đây, năm 2006, khi HLV Ngô Lê Bằng được VFF điều gấp sang cầm ĐT nữ VN lúc đó ông Bằng hoàn toàn không biết gì về bóng đá nữ và đã mạnh dạn cách tân sang sơ đồ hiện đại 4-4-2 để theo kịp xu thế chung của bóng đá nam VN.

Tuy nhiên, sự cách tân này không phù hợp và ĐT nữ VN đã thất bại tại Asiad 15 tại Doha (2006). Đến thời HLV Trần Ngọc Thái Tuấn sơ đồ 4-4-2 tiếp tục được thử nghiệm và lại tiếp tục thất bại ở giải châu Á tổ chức ở Australia năm 2007.

ĐT nữ VN thất bại ở giải ĐNÁ 2015: Bước chững buổi giao thời - 1

Cựu đội trưởng Lê Thị Thương ĐT nữ VN đã giã từ sự nghiệp quốc tế

Cuối năm 2007, HLV Trần Vân Phát người Trung Quốc được VFF ký hợp đồng để dẫn dắt ĐT nữ VN thi đấu ở SEA Games 24 tại Korat (Thái Lan). Ông Phát sau khi nghiên cứu đặc điểm của bóng đá nữ VN đã quyết định trở lại sơ đồ quen thuộc 5-3-2. Với sơ đồ này, ĐT nữ VN đã vô địch SEA Games 25 (2009) ở Lào và vô địch ĐNÁ 2012 và hạng Ba giải ĐNÁ mở rộng 2013 (U.20 Nhật Bản vô địch, U.20 Úc á quân).

Sự thành công của sơ đồ 5-3-2 càng khiến cho ĐT nữ VN không việc gì phải thay đổi công thức quen thuộc với bộ 3 trung vệ quen thuộc là Ngọc Anh – Đào Thị Miện – Nguyễn Thị Nga và 2 cầu thủ chạy cánh là Kim Hồng (phải), Văn Thị Thanh (trái). Sau này công thức 5 trung vệ có thay đổi chút ít với Ngọc Anh – Hải Hòa – Chương Thị Kiều và chạy biên trái là Nguyễn Thị Xuyến thay cho Văn Thị Thanh giải nghệ.

Tuy nhiên, sơ đồ 5-3-2 đã thực sự quá lạc hậu trong khi đối thủ chính của ĐT nữ VN là Thái Lan đã chuyển sang chơi sơ đồ 4-4-2 từ năm 2007. Cho đến khi thất bại ở trận play-off trước Thái Lan vào tháng 5.2014 với sự ra đi của HLV Trần Vân Phát thì sơ đồ 5-3-2 đã cáo chung, cùng với việc 2 cựu binh Ngọc Anh, Kim Hồng, đội trưởng Lê Thị Thương đã xuống dốc.

Ơ giải ĐNÁ 2015, ĐT nữ VN dưới quyền tân HLV Norimatsu Takashi đã chính thức từ bỏ sơ đồ 5-3-2 để bước vào làm quen với hệ thống 4-4-2. Một sự chuyển biến tưởng nhỏ nhưng lại là bước ngoặc mà bóng đá nữ VN suốt 17 năm qua không làm được hay không dám làm.

Xuất hiện lứa cầu thủ tài năng mới thay thế đàn chị

ĐT nữ VN để thua Thái Lan 1-2 trong trận bán kết sau 120 phút nhưng đó là một trận đấu mà chúng ta chơi rất hay, việc thắng thua xảy ra theo tình huống và sai sót của hàng thủ khi chơi kiểu giăng ngang với Hải Hòa – Chương Thị Kiều đá trung vệ. Cái thua đó là đáng tiếc chứ không phải thua kém hẳn mọi mặt giống như 1 năm trước ở trận play-off tranh vé dự World Cup.

Một điểm cần ghi nhận là ĐT nữ Thái Lan đang bước vào giai đoạn chính nhất về tài năng với lứa Nisa Romyen, Anootsara, Maijarem… đều đã thi đấu cho ĐTQG từ những năm 2007 khi mới 17-18 tuổi và hiện tại đang bước vào đỉnh cao.

ĐT nữ VN thất bại ở giải ĐNÁ 2015: Bước chững buổi giao thời - 2

Tiền vệ Nguyễn Thị Liễu (8) là đại diện cho lớp tuyển thủ mới ở ĐT nữ VN

Trong khi đó hầu hết các cầu thủ ĐT nữ VN hiện nay như Huỳnh Như, Tuyết Dung, Âu Hồng Nhung, Chương Thị Kiều, Thúy An, Nguyễn Thị Liễu… đều thuộc thế hệ sinh từ 1991-1993 và mới thay thế các đàn chị khoảng 2 năm nay. Lứa cựu binh vô địch SEA Games 2009 chỉ còn lại Minh Nguyệt, Kiều Trinh, Hải Hòa và Nguyễn Thị Muôn. Đó là chưa kể thời gian làm quen với bóng đá nữ VN của HLV Norimatsu Takashi chỉ mới có 3 tháng.

So sánh ngược rất giống với thời điểm 2009 khi ĐT nữ VN còn nguyên lứa Kim Chi, Nguyễn Thị Nga, Đào Miện, Văn Thị Thanh, Kim Hồng, Minh Nguyệt, Lê Thị Thương, Mai Lan, Ngọc Châm… thì bóng đá nữ TháI Lan mới bắt đầu trẻ hóa lực lượng.

Do vậy nhìn trong tương quan có thể thấy, với lứa cầu thủ trẻ trung, thể lực sung mãn và bắt đầu thích nghi được với sơ đồ 4-4-2 cùng lối chơi hiện đại, mạnh mẽ hơn theo trường phái của Nhật Bản thì ĐT nữ VN của ông Takashi vẫn có nhiều sự lạc quan. Thất bại ở giải ĐNÁ 2015 chỉ là bước chững khi bóng đá nữ VN bước vào giai đoạn giao thời.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Khoa (Một Thế Giới)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN