Trận đấu nổi bật

Xem thêm

LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Sông Lam Nghệ An
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Hà Nội vs Thể Công - Viettel
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Frosinone vs Inter Milan
Logo Frosinone - FRO Frosinone
-
Logo Inter Milan - INT Inter Milan
-
Brest vs Reims
Logo Brest - BRE Brest
-
Logo Reims - SR Reims
-
Deportivo Alavés vs Girona
Logo Deportivo Alavés - ALA Deportivo Alavés
-
Logo Girona - GIR Girona
-
Fulham vs Manchester City
Logo Fulham - FUL Fulham
-
Logo Manchester City - MCI Manchester City
-
Wolverhampton Wanderers vs Crystal Palace
Logo Wolverhampton Wanderers - WOL Wolverhampton Wanderers
-
Logo Crystal Palace - CRY Crystal Palace
-
West Ham United vs Luton Town
Logo West Ham United - WHU West Ham United
-
Logo Luton Town - LUT Luton Town
-
Tottenham Hotspur vs Burnley
Logo Tottenham Hotspur - TOT Tottenham Hotspur
-
Logo Burnley - BRN Burnley
-
Newcastle United vs Brighton & Hove Albion
Logo Newcastle United - NEW Newcastle United
-
Logo Brighton & Hove Albion - BHA Brighton & Hove Albion
-
Everton vs Sheffield United
Logo Everton - EVE Everton
-
Logo Sheffield United - SHU Sheffield United
-
AFC Bournemouth vs Brentford
Logo AFC Bournemouth - BOU AFC Bournemouth
-
Logo Brentford - BRE Brentford
-
Napoli vs Bologna
Logo Napoli - NAP Napoli
-
Logo Bologna - BOL Bologna
-
Nottingham Forest vs Chelsea
Logo Nottingham Forest - NFO Nottingham Forest
-
Logo Chelsea - CHE Chelsea
-
Granada vs Real Madrid
Logo Granada - GRA Granada
-
Logo Real Madrid - RMA Real Madrid
-
Milan vs Cagliari
Logo Milan - MIL Milan
-
Logo Cagliari - CAG Cagliari
-
Đông Á Thanh Hóa vs Becamex Bình Dương
Logo Đông Á Thanh Hóa - THO Đông Á Thanh Hóa
-
Logo Becamex Bình Dương - BBD Becamex Bình Dương
-
Hải Phòng vs Quảng Nam
Logo Hải Phòng - VHP Hải Phòng
-
Logo Quảng Nam - QNA Quảng Nam
-
Công An Hà Nội vs Khánh Hòa
Logo Công An Hà Nội - CAN Công An Hà Nội
-
Logo Khánh Hòa - SAM Khánh Hòa
-
Atlético Madrid vs Celta de Vigo
Logo Atlético Madrid - ATM Atlético Madrid
-
Logo Celta de Vigo - CEL Celta de Vigo
-
Manchester United vs Arsenal
Logo Manchester United - MUN Manchester United
-
Logo Arsenal - ARS Arsenal
-
Juventus vs Salernitana
Logo Juventus - JUV Juventus
-
Logo Salernitana - SAL Salernitana
-
Atalanta vs Roma
Logo Atalanta - ATA Atalanta
-
Logo Roma - ROM Roma
-
Montpellier vs Monaco
Logo Montpellier - MON Montpellier
-
Logo Monaco - ASM Monaco
-
Nantes vs Lille
Logo Nantes - NAN Nantes
-
Logo Lille - LIL Lille
-
PSG vs Toulouse
Logo PSG - PSG PSG
-
Logo Toulouse - TFC Toulouse
-
Sông Lam Nghệ An vs TP Hồ Chí Minh
Logo Sông Lam Nghệ An - SNA Sông Lam Nghệ An
-
Logo TP Hồ Chí Minh - HCM TP Hồ Chí Minh
-
LPBank Hoàng Anh Gia Lai vs Thép Xanh Nam Định
Logo LPBank Hoàng Anh Gia Lai - HGL LPBank Hoàng Anh Gia Lai
-
Logo Thép Xanh Nam Định - NDI Thép Xanh Nam Định
-
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh vs Hà Nội
Logo Hồng Lĩnh Hà Tĩnh - H3T Hồng Lĩnh Hà Tĩnh
-
Logo Hà Nội - HAN Hà Nội
-
Thể Công - Viettel vs MerryLand Quy Nhơn Bình Định
Logo Thể Công - Viettel - VTL Thể Công - Viettel
-
Logo MerryLand Quy Nhơn Bình Định - BIN MerryLand Quy Nhơn Bình Định
-

Chưa chốt danh sách ứng viên Chủ tịch VFF khoá VIII

Chỉ còn hai tháng nữa là Đại hội Liên đoàn bóng đá Việt Nam khoá VIII, và ứng cử viên Chủ tịch Liên đoàn luôn là một vấn đề nóng khiến nhiều người, nhiều giới quan tâm.

Nếu như ở ba khoá liên tiếp V, VI, VII, đều diễn ra cảnh một mình một ngựa thì chắc chắn cuộc bầu chọn Chủ tịch VFF khoá tới không còn như vậy nữa. Thực ra ở khoá V cũng có một vài cái tên được giới thiệu, nhưng trong bối cảnh không có nhiều người mặn mà, còn ông Nguyễn Trọng Hỷ lại là đương kim Phó Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao thì ai cũng hiểu ghế Chủ tịch trước sau cũng thuộc về ông.

Bước chuyển từ khoá V sang khoá VI còn êm ru hơn nữa, bởi đấy là thời kỳ Đội tuyển Việt Nam vừa vô địch AFF Suzuki Cup 2008, và với chiến tích ấy ông Hỷ trở thành vị Chủ tịch VFF duy nhất tồn tại qua hai nhiệm kỳ. Trước thềm khoá VII, kể ra thì cuộc đua vào ghế chủ tịch nóng lên chút ít bởi sự ganh đua của hai vị Phó Chủ tịch lúc đó là "Phó tài chính" Lê Hùng Dũng và "Phó chuyên môn" Phạm Văn Tuấn.

Tuy nhiên trước thời điểm bỏ phiếu thì cán cân lại nghiêng hẳn về phía ông Dũng, không hẳn vì ông đã lo “cơm áo gạo tiền” cho VFF trong suốt 2 nhiệm kỳ, mà vì ông đã nhận được những sự ủng hộ rất "nặng đô".

Bây giờ thì đương kim Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng đang phải dành thời gian chữa bệnh, chắc chắn sẽ không ra ứng cử nhiệm kỳ tiếp theo. Nhìn vào những nhân vật hiện hành ở VFF lúc này thì Phó Chủ tịch chuyên môn Trần Quốc Tuấn là một cái tên có "số má" hơn tất cả.

Suốt thời gian dài vừa qua, ông Tuấn thay mặt ông Dũng trực tiếp điều hành, chỉ đạo nhiều công việc ở Liên đoàn. Ông Tuấn cũng có kinh nghiệm tham gia các tổ chức bóng đá quốc tế. Tuy nhiên theo một số người thạo việc ở VFF, ông Tuấn chỉ muốn tại nhiệm vị trí "Phó chuyên môn", chứ không "ra gió".

Chưa chốt danh sách ứng viên Chủ tịch VFF khoá VIII - 1

Chủ tịch đương nhiệm Lê Hùng Dũng không ra ứng cử. 

Đã có một số ý kiến giới thiệu những ứng cử viên Chủ tịch như các ông Cấn Văn Nghĩa - Giám đốc khu Liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình, Lê Quý Phượng - Hiệu trưởng trường Đại học Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh, nhưng đấy thực ra đều là những cái tên rất cũ.

Cũng có ý kiến đề xuất những cái tên mới mẻ như một số doanh nhân có tình yêu bóng đá đặc biệt, đã hoặc đang đầu tư vào bóng đá. Tuy nhiên nếu nhìn lại nhiệm kỳ đầu tiên mà Chủ tịch VFF là một doanh nhân - ông Lê Hùng Dũng, chứ không phải là người nhà nước ai cũng thấy những màu sắc "cảm tính", thiếu chuyên môn trong việc lãnh đạo nền bóng đá là rất rõ.

Điển hình như việc chỉ vừa đắc cử, ông Dũng lập tức đưa ra chiến lược hợp tác toàn diện với bóng đá Nhật mà không thông qua bất cứ một cuộc mổ xẻ, phản biện chuyên môn nào. Thế là hàng loạt các chuyên gia Nhật, các HLV Nhật được mời sang làm việc ở Việt Nam, nhưng không lâu sau đó tất cả đều âm thầm, lặng lẽ ra đi, và kế hoạch "hợp tác toàn diện với bóng đá Nhật" đã cho thấy nhiều bất cập.

Ở nhiệm kỳ VII, ngoài ông Lê Hùng Dũng, Phó Chủ tịch tài chính Đoàn Nguyên Đức cũng là một doanh nhân, nhưng suốt thời gian tại vị bầu Đức cũng không giúp Liên đoàn cải thiện được vấn đề tài chính như những gì nhiều người kỳ vọng.

Và cái khó của cuộc bầu chọn Chủ tịch VFF lần này nằm ở đó: doanh nhân thì bất ổn, người nhà nước thì toàn những gương mặt cũ. Nhưng chưa dừng lại ở đó, trong suốt thời gian qua, thông qua các phương tiện báo chí hay facebook đã xuất hiện những làn sóng "đánh" người này, "hạ bệ" người kia để tìm cách giới thiệu "người của mình" vào ghế Chủ tịch Liên đoàn. Chính những cuộc chiến thông tin thiếu minh bạch, khách quan như thế khiến cho cuộc chơi ngày càng nhiễu.

Dẫu sao thì đến tháng 2 danh sách ứng cử viên Chủ tịch vẫn phải được chốt lại theo đúng kế hoạch. Chờ xem từ nay đến tháng 2 còn xuất hiện những cái tên, những tình tiết bất ngờ nào không?

Chắc chắn tinh giản bộ máy Ban Chấp hành

Ở nhiệm kỳ VII, VFF từng nhận được lệnh của FIFA về việc phải tinh giản bộ máy Ban Chấp hành Liên đoàn từ 23 người xuống còn 17 người theo đúng quy chuẩn quốc tế. Nhưng vì một số lý do đặc biệt, VFF xin FIFA chưa áp dụng ngay những quy chuẩn này. Bây giờ ở nhiệm kỳ VIII thì không thể thoái lui được nữa, chắc chắn số lượng các thành viên Ban Chấp hành nhiệm kỳ VIII phải được rút xuống 17 người.

Nhưng không chỉ thay đổi về mặt số lượng, theo nhiều nguồn tin thì các thành viên Ban Chấp hành cần phải được mở rộng đối tượng, chứ không chỉ quanh quẩn là đại diện các CLB tham gia giải V.League và hạng Nhất Quốc gia, vì phải như vậy mới đúng là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, theo khuyến cáo của FIFA.

Ngọc Anh

Sếp Công Vinh “chịu chơi”: Tậu cựu SAO MU, cùng Ronaldo vô địch Anh

CLB TP.HCM xác nhận đã đạt thỏa thuận với Rodrigo Possebon, cựu tiền vệ MU.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàng Anh ([Tên nguồn])
V-League 2023-24: Cuộc đua nóng bỏng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN