Những ngày hội mua sắm trên thế giới

Mỗi năm trên thế giới đều có những ngày đặc biệt, hoặc dịp sale đặc biệt. Nếu đi du lịch mà rơi trúng “ổ” thì các tín đồ shopping chỉ còn nước run lên!

Boxing day – Ngày Giáng sinh thứ hai

Boxing day là một ngày hội mua sắm của Anh. Trước đó, Boxing day được biết đến như là một ngày lễ truyền thống được tổ chức sau Giáng sinh, để những người chủ giàu có sẽ tặng quà hoặc tiền gói trong những chiếc hộp nhỏ tặng cho công nhân của họ. Hiện nay, Boxing day vẫn là một ngày nghỉ lễ truyền thống như trước kia (đây là ngày mà các ngân hàng cũng nghỉ) nhưng lại được biết đến nhiều nhất là ngày lễ mua sắm tại các nước Anh, Canada, các nước nằm trong khối thịnh vượng chung (Commonwealth of Nations) như New Zealand và một số bang của Úc…, Boxing day nổi tiếng ngang ngửa với Black Friday. Đây là khoảng thời gian mà tất cả các cửa hàng đều giảm giá đến 80% (nhất là sản phẩm công nghệ), ngoài ra còn có những mặt hàng giới hạn về số lượng… Vì vậy, nhiều cửa hàng tranh thủ mở cửa từ lúc sáng sớm (từ 5 giờ sáng hoặc thậm chí sớm hơn) để tránh trường hợp hỗn loạn nhưng vẫn không tránh khỏi tình trạng có một hàng dài người đã tranh thủ xếp hàng để mong muốn là một trong những người sớm nhất vào cửa hàng.

Private Sale – Cơ hội cho các thành viên (memberships)

Là ngày hội giảm giá dành cho các thành viên hay là khách mời của các nhãn hàng hay các trung tâm thương mại và nó thường diễn ra trong nhiều ngày liên tiếp với mức giảm giá cũng đáng mơ ước không kém từ 30% đến 70%. Private Sale là loại hình phổ biến ở tất cả các nước trong đó có cả Việt Nam. Hình thức này thường được các nhãn đồ hiệu cao cấp áp dụng, tổ chức tại các khách sạn lớn hoặc các cao ốc. Bằng cách này họ có thể giảm giá nhưng vẫn giữ được hình ảnh của nhãn hàng. Provate sale chỉ quảng bá qua đường truyền miệng, 1 thư mời thông thường có thể đi 5 người, vì thế dưới dòng chữ Private sale thường ghi chú “Friends and Family”. Cũng có thể download thư mời tham dự Private sale trên website của nhãn hàng.

Những ngày hội mua sắm trên thế giới - 1

Nếu đi du lịch mà rơi trúng “ổ” thì các tín đồ shopping chỉ còn nước run lên!

Black Friday – Ngày lễ mua sắm lớn của Mỹ

Nếu chưa biết gì về Black Friday hẳn khi thấy cái tên này bạn sẽ nghĩ nó chắc liên quan đến thứ Sáu ngày 13 hay đại loại cái gì đó không may mắn, nhưng ý nghĩa thật sự thì hoàn toàn ngược lại nhé, tìm hiểu một chút nào.

Black Friday là ngày kế tiếp ngay sau Lễ Tạ Ơn (Lễ Tạ Ơn được tổ chức vào ngày thứ Năm trong tuần thứ tư của tháng 11) và được coi là ngày mở đầu cho mùa mua sắm của Mỹ. Cái tên Black Friday để có nguồn gốc từ cụm từ “in the black” trong giới doanh nghiệp, để chỉ tình trạng làm ăn đầy lợi nhuận và ngược lại “in the red” là chỉ những vụ làm ăn thua lỗ, nên từ đó người ta dễ dàng tìm được những món đồ giá hời đến không tưởng, gần như là vừa bán vừa cho, nhất là về các mặt hàng công nghệ đều giảm giá một cách đáng kể từ 50% đến 80%. Riêng các mặt hàng khác như quần áo thời trang, đồ gia dụng cũng không chịu kém cạnh với mức giảm giá từ 30% đến 60%. Cũng như Boxing day, dòng người xếp hàng từ sớm là điều hiển nhiên, và bạn sẽ không ngạc nhiên khi thấy cảnh trùm mền ngủ vật vạ hay lều bạt dựng quanh các khu mua sắm.

Gần đây Black Friday đã được “xuất khẩu” sang các quốc gia khác như Anh, Úc… bởi những nhà bán hàng trực tuyến lớn của Mỹ như Apple, Amazon. Và nếu làm phép so sánh một chút về Black Friday và Boxing day thì lợi thế nghiêng về Blak Friday nhiều hơn vì mức giảm giá khá mạnh và những mặt hàng cung cấp phong phú.Tuy nổi như thế nhưng Black Friday cũng bị ghét không kém bởi một số người dân cảm thấy phiền nhiễu “No shopping day” (Ngày không mua sắm) nhằm tẩy chay Black Friday.

Thế nhưng chắc chắn đó chỉ là một con số ít thôi và Black Friday cũng đã có một “người anh em” ăn theo ngày lễ này, Cyber Monday (Ngày thứ Hai điện tử) được tổ chức vào ngày thứ Hai sau Black Friday. Nó là dịp để những tín đồ mua sắm tiếp tục oanh tạc túi tiền của mình nếu như chưa mua đủ vào ngày Black Friday.

Sample Sale – Giảm giá hàng trưng bày

Giảm giá những mặt hàng mẫu thông thường gắn liền với các của hàng thời trang, bên cạnh đó cũng có mặt hàng khác như mỹ phẩm, đồ điện tử… Thường những mặt hàng bán giảm giá là những mẫu đã được “khui” để trưng bày window ở các cửa hàng, hàng từ mùa trước, hàng mẫu tồn kho, hàng mẫu dùng để chụp look book, chụp cho các chiến dịch quảng cáo… Đây là dịp để mua được những món hoàn hảo nhưng với cái giá khá hời. Nhưng tiếc là hình như Sample Sale chỉ phổ biến nhất ở Mỹ mà thôi.

Clearance Sale hay Close out Sale – Cơ hội vàng hiếm có

Đây là dịp thanh lý hàng tồn kho hay những mặt hàng còn tồn đọng của một cửa hàng sau mùa sale. Thường các nhãn sẽ sale 30%, 1 tuần sau là 50%, 1 tuần nữa là Clearance, bán xong nốt các mẫu còn lại. Thường chúng được giảm đến 70%, thậm chí đến 90%. Loại hình sale này phổ biến rộng rãi tại tất cả các nước, đương nhiên có cả Việt Nam, và các sản phẩm sale thì đủ tất cả các mặt hàng từ quần áo, đồ gia dụng cho đến công nghệ…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hạ Du (2!Đẹp)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN