Bị mẹ ép lấy người khác dù đã có người yêu

Trước khi đám cưới diễn ra, cô dâu nói với mẹ là đã có người yêu nhưng không được chấp nhận.

Tại đám cưới đang diễn ra ở Ramtek, quận Nagpur, bang Maharashtra, cô dâu đã gọi điện cầu cứu cảnh sát vì bị gia đình ép buộc phải kết hôn.

Theo cảnh sát, cô dâu bị gia đình lôi đến đám cưới dù luôn phản kháng. Khi hôn lễ diễn ra, cô gái này không hợp tác với bất kỳ yêu cầu nào từ phía nhà trai, khiến chú rể và họ hàng của anh này vô cùng tức giận.

Đến lúc cảm thấy mình không thể chịu đựng được cuộc hôn nhân sắp đặt này, cô dâu đã quyết định hủy hôn và gọi điện báo cảnh sát. Ngay sau đó, cảnh sát Pramod Makeshwar và các đồng nghiệp đã có mặt tại đám cưới.

Nhiều phụ nữ ở Ấn Độ bị ép kết hôn, kể cả khi họ chưa đủ tuổi vị thành niên. Ảnh minh họa: shutterstock

Nhiều phụ nữ ở Ấn Độ bị ép kết hôn, kể cả khi họ chưa đủ tuổi vị thành niên. Ảnh minh họa: shutterstock

Tất cả những người tham gia đám cưới đã rất phẫn nộ với quyết định đột ngột của cô dâu. Hai bên gia đình đã tranh cãi rất dữ dội, thậm chí còn xông vào đánh nhau.

Thấy việc can ngăn không còn tác dụng, cảnh sát có mặt thời điểm đó đã áp giải những người kích động về đồn để giúp họ bình tĩnh lại. Sau một hồi khuyên nhủ cũng như hòa giải giữa cô dâu và gia đình chú rể, hai bên đồng ý chấm dứt cuộc hôn nhân không tình yêu này.

Ông Pramod Makeshwar cũng tiết lộ thêm, trước khi đám cưới diễn ra, cô dâu nói với mẹ đẻ là đã có người yêu, nhưng người phụ nữ này không chấp nhận. "Đó là luật bất thành văn của gia đình này, không ai được phản kháng", bà tuyên bố và vẫn háo hức tổ chức đám cưới. Tuy vậy, cô dâu đã dũng cảm cứu lấy cuộc đời mình.

Thông tin được đăng tải sau đó thu hút sự chú ý của nhiều người dân Ấn Độ. Đa phần họ thể hiện sự khâm phục của mình với hành động dũng cảm của cô dâu. "Hiếm thấy người phụ nữ nào lại phản kháng được tục lệ kết hôn sắp đặt ở đất nước này", một người bình luận.

Bất chấp toàn cầu hóa, phụ nữ Ấn Độ vẫn "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy".

Trong quá khứ, phụ nữ Ấn Độ luôn phải nghe theo lời bố mẹ trong chuyện lập gia đình, dẫn đến chuyện nhiều cô dâu chỉ mới gặp chú rể 1-2 lần trước đám cưới.

Thế nhưng ngày nay, xã hội Ấn Độ đã thay đổi rất nhiều. Toàn cầu hóa đã mang tới xứ sở cà ri không chỉ các mặt hàng mới, hiện đại mà còn cả tư tưởng của phương Tây. Tuy nhiên, dù xã hội, văn hóa có phát triển như thế nào, quan niệm "hôn nhân sắp đặt" vẫn còn đó, đứng sừng sững trước văn hóa phương Tây, văn hóa Mỹ về tự do tình yêu đang du nhập ào ạt vào Ấn Độ.

Quan niệm "hôn nhân sắp đặt" vẫn tồn tại ở Ấn Độ khó xoá bỏ. Ảnh minh họa: shutterstock

Quan niệm "hôn nhân sắp đặt" vẫn tồn tại ở Ấn Độ khó xoá bỏ. Ảnh minh họa: shutterstock

Radhaben Vaghela, một phụ nữ ngoài 30 tuổi, sinh ra ở Sitavar - một khu vực ở miền tây Ấn Độ kể lại rằng, từ nhỏ, cô đã nhận thức được sẽ phải chia tay thời thơ ấu khi lớn lên. "Tôi không được phép đi học hoặc khuyến khích tìm một công việc. Khi bước sang tuổi 16, cha mẹ nói đã chọn cho tôi một người đàn ông để kết hôn.

Trong vòng vài tuần, tôi phải đến sống với gia đình chồng. Tôi không có lựa chọn nào khác, cũng không bao giờ được hỏi có hạnh phúc khi sống trong gia đình khác. Gia đình chồng tôi gồm cha mẹ, anh em và vợ của họ cùng chung sống trong căn nhà nhỏ", Vaghela kể lại.

Vaghela chỉ là một trong hàng triệu "bahus" hoặc còn được gọi là các bà nội trợ ở Ấn Độ. Đó là những người buộc phải rời bỏ gia đình, tuổi thơ đến sống với gia đình chồng sau khi kết hôn. Con dâu cũng phải được đối xử như con gái khi ở nhà chồng nhưng trên thực tế, nhiều cô gái bị đẩy vào cuộc sống như một nô lệ.

Những người vợ trẻ thường bị cấm kiếm tiền, mặc quần áo thời thượng hoặc ra khỏi nhà khi trời tối. Đối với nhiều phụ nữ, hôn nhân có nghĩa là từ bỏ thói quen thời thơ ấu và quên đi cái tôi cá nhân của mình.

Xung đột, cạnh tranh giữa các thế hệ phụ nữ trong gia đình cũng là vấn đề gây rắc rối lớn. Đây là "cảm hứng" của chương trình truyền hình được yêu thích ở Ấn Độ mang tên "SaaS-Bahu".

Kết quả một cuộc khảo sát cho thấy, tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ Ấn Độ đã lập gia đình cao hơn nhiều so với các quốc gia khác trên thế giới. Theo tạp chí Lancet, tỷ lệ phụ nữ Ấn Độ có khả năng tự tử cao gấp 2,5 lần so với phụ nữ ở các quốc gia giàu có. Số liệu từ Cục Thống kê tội phạm quốc gia cho thấy, kể từ năm 1997, mỗi năm, hơn 20.000 bà nội trợ Ấn Độ tự sát.

Theo bà Elizabeth Flock – tác giả cuốn sách "Trái tim là biển động", xã hội Ấn Độ chưa sẵn sàng cho các tư tưởng hôn nhân "tiến bộ" và việc phân biệt tôn giáo/tầng lớp xã hội vẫn còn là một vật cản lớn với những đôi tình nhân trẻ.

"Tình dục trước hôn nhân, ngoại tình,… phụ nữ Ấn Độ đang thử thách các 'giới hạn' của xã hội" – bà Flock nhận định. "Tuy nhiên, xã hội Ấn Độ vẫn rất gắn bó với kiểu hôn nhân truyền thống và tôi nghĩ điều đó sẽ không thay đổi trong một sớm một chiều".

Tại Ấn Độ, hôn nhân đồng nghĩa với việc người vợ phải cống hiến, chăm sóc, hi sinh và nghĩa vụ với chồng của mình. Một cuộc hôn nhân sắp đặt giống như một hợp đồng được ký kết và phải hoàn thành – suốt cuộc đời.

Nguồn: [Link nguồn]

Làm gì khi chồng không hoàn thành chức năng đàn ông?

Trung bình mỗi tháng vợ chồng chỉ “sinh hoạt” một lần và chỉ độ vài phút, như thế có phải là quá ít?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tường Vy (t/h) ([Tên nguồn])
Tình yêu giới trẻ hiện nay Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN