Lương tối thiểu không thể quá cao

“Bao giờ chúng ta cũng muốn người lao động hưởng lương cao nhưng nếu cao quá thì sức hút đầu tư sẽ giảm”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nói tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều (29/9).

Tại cuộc họp báo, khi đề cập đến đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tăng lương tối thiểu năm 2014 đối với khu vực doanh nghiệp, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết: Tiền lương có 2 phần, một phần là lương công chức, viên chức, người có công, các đối tượng cần trợ giúp... và một phần là lương tại doanh nghiệp.

Hiện nay, Bộ LĐTB&XH, Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang trình phương án điều chỉnh lương của khu vực doanh nghiệp.

“Vấn đề lương của doanh nghiệp có hai mặt, bao giờ chúng ta cũng muốn người lao động hưởng lương cao nhưng nếu cao quá, sức hút đầu tư sẽ giảm đi. Nước ta có nhiều lợi thế thu hút đầu tư, trong đó có lợi thế là lao động Việt Nam cần cù, sáng tạo và lương thấp. Vì vậy, điều chỉnh lương tối thiểu của người lao động phải rất cân đối, hài hòa", Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói.

Luong toi thieu 2014  muc luong toi thieu  luong toi thieu  luong  nguoi lao dong  bo truong vu duc dam  hop bao chinh phu thang 9  lien doan lao dong  loi the thu hut dau tu  tin nhanh  tin moi  tin hay  tin nong  tin hot  tin tức  tin tuc  tintuc  tin tuc online  bao dien tu  bao vn  xa hoi  doc bao  bao  viet nam  vn

Lương lao động thấp là một lợi thế thu hút đầu tư (Ảnh: NLĐ)

Người phát ngôn của Chính phủ cũng đưa ra cách thức tính lương, dựa theo tốc độ tăng trưởng kinh tế, ví dụ 5-6%. Cùng với lạm phát, ví dụ khoảng 7%, cộng lại khoảng 12%, rồi cộng theo đà phát triển lên tiếp khoảng 2-3% nữa...

"Theo phương án các bộ, ngành và Tổng Liên đoàn Lao động đang tính, mức lương tối thiểu tăng khoảng 14-15%…”, Bộ trưởng Đam cho hay.

Theo Bộ trưởng, sức ép về ngân sách hiện nay rất lớn. Bộ trưởng đưa ra bức tranh tổng thể về lương: Nếu ngân sách thu 100 đồng thì phần dành cho trả nợ, nói số tròn, khoảng 15%; một phần dành cho đầu tư phát khoảng 20%, cộng lại là  35%. Còn lại 65% chi thường xuyên, trong đó khoảng một nửa chi cho lương, cho công chức, viên chức, những người chưa phải là công chức nhưng hưởng các định suất lương ở địa phương, chi cho người có công…

“Tôi cũng xin nói rằng có sức ép rất lớn về tăng lương cao. Đối với doanh nghiệp cần cân đối, nếu tăng lương cao quá sẽ không còn sức cạnh tranh. Còn khu vực lương dùng ngân sách, nếu tăng cao, ngân sách không có vì chi thường xuyên chiếm 65% tổng chi, trong đó hơn một nửa chi cho lương”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo ước tính của Bộ trưởng Vũ Đức Đam, ngân sách chi cho lương công chức, viên chức từ cấp huyện trở lên 9% (số tròn); đội ngũ sự nghiệp (giáo viên, y tế) trên 35%; lực lượng vũ trang khoảng 25%; người có công, đối tượng cán bộ xã, cán bộ không phải là biên chế nhưng được hưởng định suất lương khoảng 6,5%.

Trước đó, đầu tháng 9/2013, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất phương án tăng lương tối thiểu năm 2014. Theo đó, mức lương tối thiểu năm tới được đề xuất tăng thêm so với năm 2013 từ khoảng 21 – 36%.

Giữa tháng 9, Bộ LĐTB&XH xây dựng dự thảo Nghị định trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2014 áp dụng đối với người lao động tại khối doanh nghiệp. Theo dự thảo, mức lương tối thiểu sẽ chỉ tăng từ 250.000 - 400.000 (tương ứng 15-17%), bằng 1 nửa so với phương án điều chỉnh mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Dương Tùng ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN