Khám phá “hạm đội ma” của Hải quân Dự bị Mỹ
Từng là một đội tàu cực lớn được xây dựng để bảo vệ và phục vụ trong tình huống khẩn cấp, Hạm đội Dự bị Hải quân Mỹ lừng lẫy một thời, giờ đây đã trở thành một “hạm đội ma” với những chiếc tàu gỉ sét, gần như trở nên vô dụng.
Hạm đội này thành lập sau khi Thế chiến II bùng nổ vào thời kỳ đỉnh điểm trong thập niên 1950. Số tàu chiến trong hạm đội dự bị này có gần 2.280 con tàu thả neo ở 8 vị trí khác nhau trên khắp nước Mỹ.
Những con tàu này có thể sẽ được dùng trong những thời gian ngắn để phục vụ vận chuyển trong những trường hợp khẩn cấp, mục đích quân sự hoặc phi quân sự, ví dụ như khi xảy ra một cuộc khủng hoảng tàu thương mại nào đó.
Nhiều con tàu của hạm đội này vẫn đang neo đậu ở sông James, Virginia.
Hạm đội Dự bị Hải quân Mỹ đã được thành lập ngay sau khi Thế chiến II bùng nổ năm 1945 để đề phòng chiến tranh hoặc trường hợp khẩn cấp.
Trong suốt khoảng thời gian 30 năm, những con tàu của Hạm đội Dự bị Hải quân Mỹ đã được điều động vận chuyển than đá và ngũ cốc khi cần. Hạm đội đã từng được sử dụng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, cuộc khủng hoảng Berlin năm 1961 hay thậm chí thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam.
Kể từ năm 1975, những con tàu này đã được sử dụng để hỗ trợ cho lính Mỹ; vận chuyển hàng hóa ở vịnh Thái Lan vào năm 1990 và tham gia các chiến dịch khắc phục thiên tai.
Vào thời kỳ đỉnh điểm, hạm đội này có tới 2.277 tàu chiến, song quy mô của nó đã bị giảm xuống 230 con tàu vào năm 2007 và tiếp tục giảm 122 chiếc vào tháng 4 năm ngoái.
Trong số 8 địa điểm, chỉ có 3 địa điểm: Sông James thuộc Virginia, Beaumont nằm ở bang Texas và vịnh Suisun ở bang California vẫn còn tồn tại những “chiến hạm ma”.
Năm 2005, 4 tàu trong hạm đội đã được điều động để phục vụ quá trình cứu trợ sau cơn bão Katrina và Rita. 5 năm sau đó, 6 chiếc khác được sử dụng sau trận động đất kinh hoàng ở Haiti.
Hoạt động gần đây nhất mà hạm đội dự bị Hải quân Mỹ tham gia đó là hỗ trợ khắc phục hậu quả sau cơn bão Sandy, xảy ra vào năm 2012.
Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng ngày càng ít dần nên ngày nay, hạm đội chỉ còn hơn 120 con tàu còn sót lại. Và, số tàu gỉ sét nghiêm trọng này đang đe dọa tới môi trường vùng vịnh mà chúng thả neo.
Địa điểm neo đậu đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất đó là vịnh Suisun ở bang California, với gần 50 con tàu mục nát đang dần dần thải chất độc hại ra vùng vịnh.
Vào giai đoạn cao điểm 1952, ở vùng vịnh Suisun, California có tới 340 con tàu neo đậu, song ngày nay, con số đó chỉ còn chưa tới 50 chiếc.
Những con tàu hiếm khi được sử dụng này đang ngày càng trở nên mục nát, khiến cả hạm đội trông giống một nghĩa địa hải quân hơn là một đội chiến hạm sẵn sàng cho các tình huống khẩn cấp.
Trong số 8 địa điểm thả neo ban đầu, đến nay các tàu chiến trong hạm đội này chỉ còn được bố trí ở sông James, Beaumont và vịnh Suisun. Sau nhiều năm không dùng đến, các con tàu đang dần trở nên hư hỏng, với những lớp sơn đang tróc dần ra khiến môi trường nước bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng và độc tố của chúng.
Cục Hàng hải Liên bang đã cam kết dỡ bỏ số tàu này ở vịnh Suisun vào cuối 2017.
Một con tàu thả neo ở vịnh Suisun, California bị hoen gỉ, lớp sơn đang bị ăn mòn dần theo thời gian.
Đội tàu dự bị ở vịnh Suisun, nơi có ít nhất 50 tàu đang hoạt động chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Từ 340 tàu chiến sẵn sàng phục vụ vào năm 1952, đến nay đội tàu này chỉ còn không tới 50 chiếc, dần dần khiến môi trường ô nhiễm, ảnh hưởng lớn tới các loài cá và cuộc sống thiên nhiên nơi đây.
Sau nhiều năm không dùng đến, con tàu đang dần trở nên hư hỏng nặng.
Đội tàu lừng lẫy một thời giờ trông không khác gì một nghĩa địa hải quân.
Cục Hàng hải Liên bang đã cam kết sẽ tháo dỡ số tàu trong khu vực vịnh Suisun và loại bỏ 25 chiếc hư hại nhất trong vòng 2 năm tới, số còn lại sẽ được giải quyết triệt để cho tới cuối năm 2017.