Châu Âu, Mỹ phóng phi thuyền đâm thiên thạch

Cơ quan vũ trụ châu Âu vừa thông báo sẽ hợp tác với Mỹ để triển khai phi thuyền tấn công thiên thạch Didymos khi thiên thạch này tiến gần Trái đất.

Dự án đánh giá tác động của thiên thạch đối với Trái đất (AIDA) giữa Mỹ và châu Âu sẽ tác động vào thiên thạch Didymos trong năm 2022, khi tảng đá vũ trụ còn cách Trái đất khoảng 11 triệu km.

Didymos thực chất là một cặp thiên thạch, có đường kính 800m và 150m, quay quanh nhau. Didymos không gây nguy hiểm gì cho Trái đất trong tương lai gần.

Dự án AIDA sẽ đưa một phi thuyền nhỏ để đâm vào thiên thạch nhỏ hơn của Didymos với tốc độ 11.530 k/h, còn phi thuyền khác sẽ chịu trách nhiệm ghi lại quá trình va chạm. Trong khi đó, các thiết bị trên mặt đất sẽ ghi lại tác động của vụ va chạm đối với Trái đất.

Mục đích của sứ mệnh là để tìm hiểu thêm về khả năng con người trong việc đẩy lùi thiên thạch có khả năng gây nguy hiểm. Sự cần thiết phải phát triển chiến lược bẻ cong đường đi của thiên thạch được nhấn mạnh hơn sau khi xảy ra vụ nổ thiên thạch ở TP. Chelyabinsk của Nga, khiến 1.200 người bị thương và khiến hàng nghìn tòa nhà bị hỏng.

Theo các nhà nghiên cứu, phi thuyền trong dự án AIDA sẽ gây ra lực tác động lớn tương đương lực va của rác vụ trũ vào vệ tinh.

“Dự án có giá trị trên nhiều lĩnh vực, từ khoa học ứng dụng tới khám phá tài nguyên thiên thạch”, Andy Cheng, nhà khoa học đứng đầu dự án AIDA đang làm việc tại phòng thí nghiệm vật lý ứng dụng của ĐH Johns Hopkins (Mỹ), nói trong một thông báo.

Phòng thí nghiệm này sẽ cung cấp phi thuyền DART (nghĩa là Thí nhiệm chuyển hướng thiên thạch đôi). Phi thuyền quan sát mang tên AIM (Thiết bị quan sát tác động của thiên thạch) sẽ do ESA chế tạo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Trúc Quỳnh (theo Space) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN