Lần hưởng lộc Vua Hùng đáng nhớ nhất của người Sài Gòn

Lễ vật “khủng” dâng cúng Quốc Tổ Hùng Vương nặng 2,5 tấn này được dư luận đón nhận với nhiều ý kiến trái chiều.

Lần hưởng lộc Vua Hùng đáng nhớ nhất của người Sài Gòn - 1

Chiếc bánh chưng nặng tới 2,5 tấn được dâng lên các vua Hùng vào dịp Giỗ Tổ năm 2016

Chiều 13/4/2016, tại Công viên Văn hóa Đầm Sen, TP.HCM, hơn 50 người đã tập trung gói chiếc bánh chưng khổng lồ làm lễ vật dâng cúng các vua Hùng vào ngày 10/3 âm lịch (16/4).

Chiếc bánh chưng “khủng” với trọng lượng 2,5 tấn này được làm từ 1,2 tấn nếp, 300kg đậu xanh, 200kg thịt heo, 300kg lá chuối và 50kg lá dong. Bánh thành phẩm có diện tích 2,6m2, cao 0,6m.

Nhìn những hình ảnh ghi lại cảnh làm bánh, nhiều người đã cảnh báo tình trạng an toàn thực phẩm.

Sau 70 giờ nấu trên chiếc bếp được thiết kế riêng, chiếc bánh đặc biệt này được lấy ra làm lễ vật dâng lên các vua Hùng. Sau lễ dâng hương, bánh được chia nhỏ ra để “phát lộc” cho du khách.

Nhưng trái với niềm vui lập kỷ lục “chiếc bánh chưng to” của ban tổ chức, nhiều vị khách lại tỏ ra ngao ngán, chưng hửng với những hình ảnh không được đẹp mắt khi cắt bánh, chia lộc.

Lần hưởng lộc Vua Hùng đáng nhớ nhất của người Sài Gòn - 2

1,2 tấn gạo nếp được chuẩn bị sẵn trước giờ gói bánh.

Lần hưởng lộc Vua Hùng đáng nhớ nhất của người Sài Gòn - 3

300 kg đậu xanh được nấu với gạo nếp tạo thành khối nhân cùng 200 kg thịt lợn

Lần hưởng lộc Vua Hùng đáng nhớ nhất của người Sài Gòn - 4

Riêng số lá chuối để gói bánh đã nặng tới 300 kg.

Lần hưởng lộc Vua Hùng đáng nhớ nhất của người Sài Gòn - 5

Lần hưởng lộc Vua Hùng đáng nhớ nhất của người Sài Gòn - 6

Do chiếc khuôn quá to nên hai người phải trèo vào trong để xếp lớp lá. Theo ban tổ chức, công đoạn khó khăn nhất chính là thao tác này để làm sao nước vẫn ngấm vào đảm bảo bánh chín.

Lần hưởng lộc Vua Hùng đáng nhớ nhất của người Sài Gòn - 7

Sau khi lót lá, 4 tấm vách được dựng xung quanh cách khuôn gần 10 cm. Tiếp đó, thợ làm bánh rải lớp gạo nếp đầu tiên dày khoảng 5 cm làm nền.

Lần hưởng lộc Vua Hùng đáng nhớ nhất của người Sài Gòn - 8

Tiếp đó, lần lượt các khối nhân bánh rộng 30x30 cm, cao 10 cm được rải đều. Gạo nếp tiếp tục được đổ vào để nêm chặt các khối nhân. Trong quá trình xếp các lớp nhân, một khoảng rộng chừng 10 cm xung quanh bánh được cách ra để đổ gạo nếp vào tạo thành phần vỏ bánh.

Lần hưởng lộc Vua Hùng đáng nhớ nhất của người Sài Gòn - 9

Một lớp gạo nếp dày gần 10 cm được phủ lên trên mặt bánh.

Lần hưởng lộc Vua Hùng đáng nhớ nhất của người Sài Gòn - 10

Lần hưởng lộc Vua Hùng đáng nhớ nhất của người Sài Gòn - 11

Lớp lá chuối dày chồng lên nhau phủ kín mặt bánh.

Lần hưởng lộc Vua Hùng đáng nhớ nhất của người Sài Gòn - 12

Sau khi hoàn thành công đoạn gói, chiếc bánh được xe cẩu chuyên dụng đưa vào nồi nấu đặc biệt.

Lần hưởng lộc Vua Hùng đáng nhớ nhất của người Sài Gòn - 13

Lá dứa được thả vào nồi bánh để tạo mùi thơm.

Lần hưởng lộc Vua Hùng đáng nhớ nhất của người Sài Gòn - 14

Bếp lò đặc biệt được thiết kế riêng để luộc chiếc bánh chưng “khủng”.

Lần hưởng lộc Vua Hùng đáng nhớ nhất của người Sài Gòn - 15

Sau 70 giờ nấu liên tục, chiếc bánh chưng được vớt ra và dâng lên bàn thờ lễ Quốc Tổ với tư cách là lễ vật truyền thống của dân tộc.

Lần hưởng lộc Vua Hùng đáng nhớ nhất của người Sài Gòn - 16

Lần hưởng lộc Vua Hùng đáng nhớ nhất của người Sài Gòn - 17

Sau khi dâng cúng vua Hùng, chiếc bánh chưng khổng lồ được cắt ngay tại công viên để mời du khách thưởng thức.

Lần hưởng lộc Vua Hùng đáng nhớ nhất của người Sài Gòn - 18

Với kích thước “khủng” của chiếc bánh, người ta phải dùng dao, kéo để cắt dây và lớp lá chuối dày cộm của bánh chưng.

Lần hưởng lộc Vua Hùng đáng nhớ nhất của người Sài Gòn - 19

Khi lớp lá chuối được mở ra, từng mảng bánh chưng gồm nếp hòa quyện với nhân đậu xanh và thịt heo được lấy ra đặt lên khay lớn. Hình ảnh người thợ dùng tay bốc bánh bị nhiều người đánh giá là thiếu thẩm mỹ và mất vệ sinh.

Lần hưởng lộc Vua Hùng đáng nhớ nhất của người Sài Gòn - 20

Sau đó, món bánh dâng các vua Hùng được chia nhỏ vào hộp xốp để mời du khách thưởng thức.

Lần hưởng lộc Vua Hùng đáng nhớ nhất của người Sài Gòn - 21

Sau khi nhận bánh, nhiều người tìm đến nơi có bóng mát hoặc có bàn ghế để thưởng thức hương vị của chiếc bánh khổng lồ này.

Lần hưởng lộc Vua Hùng đáng nhớ nhất của người Sài Gòn - 22

Sau khi thưởng thức, nhiều người cho rằng bánh nhão hơn bánh chưng thông thường. Có người còn nói màu vàng vàng của hỗn hợp đậu, gạo rất khó tả, khi chia ra hộp xốp thì giống như món… xôi đậu bị nấu nát. Trong khi đó, người khác lại cho biết phần nếp bị sượng nhưng vẫn cố ăn hết vì nghĩ đây là lộc của Quốc Tổ.

Lần hưởng lộc Vua Hùng đáng nhớ nhất của người Sài Gòn - 23

Đến trưa, chiếc bánh chưng “khủng” được chia hết cho du khách thưởng thức.

Theo dân gian, bánh chưng, bánh dày tượng trưng cho trời đất, ngoài ra còn mang ý nghĩa của sự sinh sôi nảy nở. Trên mâm lễ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, bánh chưng biểu tượng cho cha Rồng, bánh dày biểu tượng cho mẹ Tiên, mà theo truyền thuyết đó là khởi thủy cho dân tộc Lạc Việt.

Thanh Hóa chưa ”quyết” việc làm bánh dày 3 tấn dâng lên vua Hùng

Ông Phạm Duy Phương, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Thanh Hóa, cho biết đang nghiên cứu và chưa có tham mưu gửi UBND tỉnh về việc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phương Hà – Ảnh: Dương Thanh ([Tên nguồn])
Giỗ Tổ Hùng Vương Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN