Kinh nghiệm đạp xe đường dài

Tại các thành phố lớn, phong trào đạp xe đạp thể dục thể thao vì sức khỏe, môi trường, thử thách giới hạn của mình trên các cung đường xa ngày càng phát triển.

Đây là hoạt động bổ ích, góp phần xây dựng một môi trường xanh – sạch – đẹp, một cộng đồng lành mạnh và khỏe khoắn. Tuy nhiên, có rất nhiều điều cần phải lưu ý khi tham gia đạp xe chinh phục những cung đường dài như vậy. Sau đây là một số điều cần biết và chuẩn bị cho những chuyến du lịch dài bằng xe đạp.

Kinh nghiệm đạp xe đường dài - 1

Cùng chia sẻ niềm vui khi đạp xe

Việc khám phá những cung đường mới, những địa danh mới trên một chiếc xe đạp là cảm giác cực kỳ khác lạ đối với những người tham gia. Thường thì những buổi đạp đi xa đều vào ngày nghỉ hoặc ngày cuối tuần nên đây là cách dễ dàng nhất giúp bạn xả stress trong cả tuần làm việc.

Hòa mình cùng với thiên nhiên, hít thở không khí trong lành cũng là cách thư giãn, xóa tan đi những mệt mỏi, giúp tập trung hơn trong công việc sắp tới. Tuy nhiên để có chuyến đạp xe thú vị như vậy, điều đầu tiên bạn cần quan tâm là phải lập kế hoạch một cách chi tiết nhất có thể cho chuyến đi. Bởi vì việc đi du lịch bằng xe đạp là hoạt động mạo hiểm và đầy thử thách cho nên bạn cần phải cân nhắc kỹ về địa điểm sẽ đến.

Khi lựa chọn được địa điểm muốn khám phá, cần phải có kế hoạch về những điểm dừng chân, những nơi sẽ đi qua, từ đó dự trù được thời gian và vận tốc trên từng quãng đường.  Chỉ khi có những thông tin như vậy mới có thể điều tiết phân phối sức trên cả quãng đường dài, tránh tình trạng kiệt sức, bỏ cuộc giữa đường.

Một yếu tố quan trọng nữa là cần lập kế hoạch chi tiết về quãng đường sẽ đi, hãy để ý đến độ cao, độ dốc để có thể lên kế hoạch chi tiết.

Kinh nghiệm đạp xe đường dài - 2

Kinh nghiệm đạp xe đường dài - 3

Cần lập kế hoạch chi tiết về quãng đường đi

Sau khi có được cung đường, những địa điểm dừng chân. Cần phải chuẩn bị kỹ đề phòng những rủi ro gặp phải trên đường. Không ai có thể đảm bảo những chuyến đi du lịch bằng xe đạp có độ dài trên 100 km sẽ an toàn tuyệt đối, đó là lý do chúng ta cần tự trang bị những hành trang cho riêng mình.

Tuy nhiên, hành trang càng gọn nhẹ bao nhiêu thì càng đỡ mất sức, khi di chuyển trên quãng đường dài nên chỉ mang theo những vật dụng thật sự cần thiết. Phụ kiện theo người thì mũ bảo hiểm, đèn và giày là không thể thiếu, mũ bảo hiểm để an toàn nếu xảy ra tình huống nguy hiểm còn giày để tránh tình trạng trơn trượt khi tăng tốc hoặc phanh gấp, đèn để chiếu sáng nếu cần di chuyển buổi tối.

Tùy tình hình thời tiết và sở thích cá nhân có thể thêm kính, găng tay, áo chống nắng, áo mưa… nhưng tất cả đều theo tiêu chí gọn gàng, thoải mái. Cũng cần mang theo bộ săm, lốp dự phòng, bơm và bộ vá xe cùng bộ tool cho xe đạp để đề phòng những hỏng hóc bất thường.

Kinh nghiệm đạp xe đường dài - 4

Trang phục gọn nhẹ đảm bảo an toàn khi di chuyển

Để tránh tình trạng mất nước hoặc quá sức trên đường đi, nên trang bị thêm bình nước và đồ ăn nhẹ, nhưng lưu ý không dùng nước lọc mà chỉ nên dùng nước uống như Sport Drink để cung cấp đủ lượng muối khoáng mất đi, đồ ăn nhẹ nên ăn kẹo hoặc ngũ cốc, những món ăn cung cấp năng lượng tức thời.

Ngoài ra, tổ chức một buổi đạp xe cùng với bạn bè, người thân hoặc những người có chung niềm đam mê cũng là cách giảm thiểu những rủi ro gặp phảitrên đường. Mọi người sẽ hỗ trợ nhau trên đường để rồi cùng đến đích. Cảm giác khi đến đích, cảm giác vượt qua chính mình sau khi chinh phục cả một quãng đường khó khăn là những trải nghiệm tuyệt vời. Để rồi sau đó ai cũng tràn đầy hứng khởi và năng lượng cho tuần làm việc kế tiếp.

Kinh nghiệm đạp xe đường dài - 5

Niềm vui khi hoàn thành xong mỗi chuyến đi

Hiện tại, Câu Lạc Bộ GIANT Việt Nam có trụ sở tại 376 Khâm Thiên luôn chào đón những người đam mê xe đạp để “cùng chia sẻ niềm vui khi đạp xe”.

Thông tin chi tiết để chia sẻ với những người yêu xe đạp đường dài, xin liên hệ: Công ty TNHH Thương mại XNK Việt Thắng  (Website: http://giantvietnam.vn).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN