Viêm lợi, viêm nướu răng - những "hiểm họa" khôn lường

Viêm lợi, sưng lợi (viêm nướu răng) nếu không sớm được kiểm soát, sẽ gây đau nhức, chảy máu chân răng, phá hủy các tổ chức quanh răng, tiêu xương hàm và cuối cùng là mất răng.

Theo thống kê mới nhất của Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương, có tới hơn 90% dân số mắc bệnh răng miệng. Trong đó có hơn 60%  trẻ em và hơn 80% người lớn có viêm lợi, viêm quanh lợi, viêm quanh răng…

Viêm lợi, viêm nướu, nướu bị sưng – nguyên nhân do đâu?

“Thủ phạm” chính gây viêm lợi, viêm nướu răng là do sự hình thành của các mảng bám quanh răng, hay còn gọi là cao răng. Chúng  được tạo thành từ  vi khuẩn, nước bọt và thức ăn thừa, do quá trình vệ sinh răng miệng kém. Ước tính, cứ trên mỗi 1mg mảng bám thì chứa đến 200 – 300 triệu vi khuẩn.

Các vi khuẩn này bám rất chắc trên bề mặt răng và rất khó loại bỏ. Theo thời gian, chúng gây viêm lợi, sâu răng, tổn hại cấu trúc răng và nhiều vấn đề răng miệng nghiêm trọng khác.

Triệu chứng của viêm lợi, viêm nướu răng

Một nướu răng khỏe mạnh thường chắc chắn và có màu hồng nhạt. Nướu sẽ ôm sát lấy răng để che chở cho các mô dễ nhạy cảm bên dưới, giúp ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập vào và làm hại răng.

Khi nướu bị viêm, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng:

- Lợi bị sưng, tấy đỏ và mềm.

- Cảm giác đau, nhức hoặc khó chịu ở lợi

- Chảy máu chân răng, khi bạn đánh răng hoặc xỉa răng thường thấy có máu.

- Hơi thở có mùi hôi.

Như chia sẻ của cô Nguyễn Thị Tình (62 tuổi, Vĩnh Phúc): “Mỗi đợt viêm, lợi tôi bị sưng phồng lên như bong bóng cá, chảy mủ và có mùi hôi rất khó chịu. Mỗi khi đánh răng thấy bị chảy máu nhiều. Răng thì ê buốt, lung lay, đau nhức tới cả đầu”.

Hình minh họa

Hình minh họa

Những ai dễ bị viêm lợi, viêm nướu răng?

Viêm lợi, sưng nướu thường gặp ở những người:

- Vệ sinh răng miệng kém

- Người lớn tuổi

- Hút  thuốc lá

- Bệnh tiểu đường

- Phụ nữ mang thai, hoặc sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày bị thay đổi nội tiết.

Những biến chứng nguy hiểm của viêm lợi, viêm nướu răng

Viêm lợi, viêm nướu răng nếu không sớm được điều trị, bị tái đi tái lại, sẽ tiến triển đến một bệnh lý nghiêm trọng hơn là viêm nha chu, gây đau nhức, có túi mủ quanh răng, phá hủy các tổ chức và mô liên kết quanh răng, tiêu xương hàm và cuối cùng là rụng răng, mất răng.  

Bệnh nướu răng đặc biệt nguy hiểm với những người bệnh tiểu đường, có thể làm cho việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn và thúc đẩy các biến chứng nghiêm trọng khác.

Ở người bệnh tim mạch, đặc biệt là người có bệnh van tim hoặc đã từng can thiệp, phẫu thuật tim, thì vi khuẩn từ nướu răng có thể lây lan qua đường máu, gây biến chứng viêm nội tâm mạc và tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ.

Ở phụ nữ mang thai, bệnh viêm lợi, viêm nướu răng làm tăng gấp đôi nguy cơ bị biến chứng thai kỳ, dẫn tới đẻ non, thai nhẹ cân…

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm lợi, sưng lợi, viêm nướu răng hiệu quả?

Để khắc phục và ngăn ngừa chứng viêm lợi/ nướu, trước hết giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, loại bỏ mảng bám và các thức ăn thừa còn sót lại ở kẽ răng. Trường hợp viêm lợi nặng có thể cần kết hợp thuốc kháng sinh, chống viêm hoặc điều trị bằng phẫu thuật.

Hiện nay, đánh răng và sử dụng nước muối sinh lý là 2 phương pháp làm sạch cơ bản được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, các chuyên gia nha khoa cho biết, hai phương pháp này chỉ có thể giúp làm sạch bề mặt răng, chứ khó loại bỏ được các chất bẩn ở kẽ răng (nguồn gốc gây viêm lợi) ra ngoài. Vì vậy, nên áp dụng thêm các giải pháp làm sạch răng miệng, kháng khuẩn, chống viêm, từ nước súc miệng thảo dược.

Viêm lợi, viêm nướu răng - những "hiểm họa" khôn lường - 2

Trên thị trường hiện nay, Nước súc miệng Dược liệu An Thảo của công ty Nam Dược là một giải pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao, bởi “sở hữu” tác dụng 2 trong 1 là: “khả năng làm sạch” và “tính năng trị liệu” vượt trội.

Theo kết quả nghiên cứu của FTA (Công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu Nhật Bản, thành viên của Hiệp hội nghiên cứu thị trường Mỹ (MRA) tại New York và Chicago) cho thấy: “100% người bị viêm lợi, sưng lợi, chảy máu chân răng, nhiệt miệng, hôi miệng, đau răng sử dụng Nước súc miệng Dược liệu An Thảo có hiệu quả rõ rệt”.

Như trường hợp của cô Nguyễn Thị Tình, nhờ biết đến và sử dụng nước súc miệng An Thảo hàng ngày, nay đã chấm dứt được nỗi khổ viêm lợi, đau răng sau hơn 7 năm chung sống.

Hình ảnh cô Nguyễn Thị Tình

Hình ảnh cô Nguyễn Thị Tình

Cô Tình chia sẻ: “Ngay từ lần đầu tiên dùng nước súc miệng An Thảo, răng tôi đang đau nhức bỗng thấy êm hẳn, giống như người đang bị bỏng mà có nước lạnh dội vào. Sử dụng thường xuyên thì thấy lợi không còn viêm, sưng hay chảy mủ nữa, miệng khô ráo, sạch sẽ, không còn mùi hôi, đánh răng cũng không thấy chảy máu. Cho tới nay, tôi vẫn dùng nước súc miệng An Thảo hàng ngày thì hoàn toàn không thấy chứng viêm lợi, đau nhức răng tái phát trở lại nữa”.

Xem chia sẻ của hàng triệu người dùng Nước súc miệng Dược liệu An Thảo tại đây

Bạn có thể gọi ngay tới tổng đài 1800.5777.59 (miễn cước gọi) để được tư vẫn miễn phí về Nước súc miệng Dược liệu An Thảo và các vấn đề răng miệng.

Viêm lợi, viêm nướu răng - những "hiểm họa" khôn lường - 4

Thực phẩm này không phải là thuốc không thay thế thuốc chữa bệnh

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN