Viêm hang vị dạ dày (bao tử): Không thể thoát cảnh nội soi nếu không biết 6 điều sau

Nói đến nội soi dạ dày, nhiều người không khỏi lo ngại vì cảm giác nôn nao, kích thích và đau. Đó cũng chính là lý do dù bị đau dạ dày (bao tử) lâu năm nhưng nhiều người vẫn chần chừ không đi khám. Muốn thoát cảnh nội soi thường xuyên, người bệnh nhất định cần biết 6 điều sau.

Viêm hang vị dạ dày (bao tử): Không thể thoát cảnh nội soi nếu không biết 6 điều sau - 1

Ảnh minh họa phương pháp nội soi dạ dày

1. Cần chuẩn bị gì trước khi nội soi dạ dày?

-  Bạn cần nhịn ăn trước khi nội soi dạ dày khoảng 6 giờ.

- Hạn chế uống nước, không uống sữa, không uống nước có gas, nước có màu. Mục đích là để làm rỗng dạ dày, giúp bác sĩ quan sát niêm mạc dạ dày chính xác hơn và giúp tránh sặc, giảm cảm giác buồn nôn trong khi nội soi.

-  Nếu đang phải uống thuốc, cần thông báo cho bác sĩ tất cả các loại thuốc mà bạn đang uống.

2. Các phương pháp nội soi dạ dày

- Nội soi qua đường miệng không gây mê: thường ít đau nhưng bệnh nhân thường cảm thấy buồn nôn, nôn mửa do dây soi chặn ở cổ. Để giảm bớt tình trạng khó chịu này, trong quá trình nội soi bạn cần thả lỏng cơ thể, hít thở sâu, chậm rãi và thực hiện đúng theo hiệu lệnh của bác sĩ.

- Nội soi có gây mê: giúp giảm bớt cảm giác khó chịu nhưng tăng nguy cơ dị ứng, sốc thuốc do sử dụng thuốc gây mê.

- Nội soi qua đường mũi: người bệnh vẫn tỉnh táo và có thể nói chuyện với bác sĩ, nhưng thường có giá thành cao hơn.

Nội soi dạ dày thường có giá từ 200.000 – 2.000.000 đồng tùy từng bệnh viện và phương pháp. Trong đó, nội soi qua đường miệng không gây mê thường có giá rẻ hơn phương pháp nội soi có gây mê hoặc nội soi qua đường mũi.

Nội soi dạ dày là một hạng mục thăm khám sức khỏe bình thường nên sẽ được bảo hiểm y tế chi trả, trừ dịch vụ gây mê trong nội soi có gây mê.

3. Nội soi dạ dày nhiều lần có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Nội soi theo chỉ định của bác sĩ và đúng kỹ thuật thì rất ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Nội soi thường không nguy hiểm, một số biến chứng như thủng, rối loạn nhịp có thể xảy ra nhưng rất hiếm gặp. Nếu trong quá trình nội soi bạn cảm thấy nặng ngực, đau bụng, khó thở, ho hoặc nôn ra máu cần thông báo cho bác sĩ.

4. Sau khi nội soi dạ dày cần làm gì?

- Nếu nội soi không gây mê: Bạn có thể trở lại công việc bình thường. Bạn có thể thấy hơi đau họng và đầy chướng bụng nhưng sau một thời gian sẽ hết. Đừng khạc nhiều vì sẽ tăng cảm giác rát họng khó chịu.

- Nếu nội soi có gây mê: bạn sẽ được nằm lại một thời gian ngắn ở phòng hồi tỉnh để theo dõi. Khi tỉnh lại, bạn có thể thấy váng đầu, thiếu tỉnh táo do tác dụng của thuốc mê.

- Nếu được gây tê ở vòm miệng hoặc họng, bạn không nên ăn uống trong vòng 1 giờ sau nội soi.

5. Sau khi nội soi dạ dày, bạn biết được điều gì?

Sau khi nội soi, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận là bạn đã bị viêm trợt, xung huyết, phù nề, loét… niêm mạc hang vị, niêm mạc dạ dày, tá tràng kèm theo kết quả test vi khuẩn HP.

6. Chưa làm lành vết loét, xung huyết thì bệnh còn tái phát và phải nội soi liên miên

Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuy nhiên, thuốc Tây (kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton như omeprazol, antacid…) chỉ tác động vào “phần ngọn” nên giúp giảm nhanh các triệu chứng: đau tức, nóng rát, khó tiêu, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau điều trị, bệnh lại tái phát. Nguyên nhân là do vết trợt, loét, xung huyết chưa được làm lành. Vì vậy, người viêm hang vị dạ dày (bao tử) nên sử dụng thêm những sản phẩm khác có tác dụng làm lành vết trợt, loét, xung huyết trên niêm mạc hang vị, dạ dày. 

Cách hỗ trợ giảm đau tức, nóng rát, khó tiêu, làm lành vết trợt, loét, xung huyết cho người viêm hang vị dạ dày từ bộ ba thảo dược Dạ - Khổ - Yên

+ Dạ cẩm – Giúp hỗ trợ giảm đau tức, nóng rát: theo kinh nghiệm dân gian sử dụng Dạ cẩm để giảm đau dạ dày (bao tử). Nghiên cứu của chi hội Dược Lạng Sơn và bệnh viện Lạng Sơn năm 1962 đã chứng minh tác dụng này. (Trích “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” – GS. Đỗ Tất Lợi, trang 483)

+ Khổ sâm – Giúp hỗ trợ giảm đầy bụng, khó tiêu: kinh nghiệm dân gian chỉ ra rằng, Khổ sâm là dược liệu giúp hỗ trợ giảm chứng khó tiêu, đầy bụng ở người đau dạ dày (bao tử).

+ Yên bạch (Cây cộng sản) – Giúp hỗ trợ làm lành vết trợt, loét, xung huyết: dược liệu đóng vai trò chủ chốt giúp hỗ trợ làm lành vết loét dạ dày, đặc biệt là khu vực hang vị. Theo các bản thảo cổ của người dân tộc H.Mông đã sử dụng lá này để làm liền các vết thương đứt tay, chân khi đi rừng. Họ cũng chỉ cho bộ đội Việt Nam thời kì chiến tranh đắp lá này cầm máu, liền vết thương. (Theo kinh nghiệm dân gian)

Sự kết hợp của bộ 3 thảo dược Dạ - Khổ - Yên còn có ý nghĩa giúp dạ dày dù “khổ” (đau tức, nóng rát) đến mấy cũng “yên”.

Hiện nay, bộ 3 thảo dược Dạ - Khổ - Yên đã có mặt trong Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Dạ Khang.

Viêm hang vị dạ dày (bao tử): Không thể thoát cảnh nội soi nếu không biết 6 điều sau - 2

>>> Người viêm hang vị dạ dày (bao tử) tìm mua Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Dạ Khang, vui lòng xem TẠI ĐÂY

>>> Hằng ngày Tổng đài 1800.6933 (miễn cước) nhận được hơn 250 cuộc gọi của bệnh nhân viêm trợt, loét, xung huyết hang vị dạ dày. Để được tư vấn về viêm hang vị dạ dày, vui lòng gọi 1800.6933 hoặc điền vào phiếu trắc nghiệm dưới đây, chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn:

Viêm hang vị dạ dày (bao tử): Không thể thoát cảnh nội soi nếu không biết 6 điều sau - 3

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN