Phòng tái phát hen suyễn vào mùa dịch

Theo số liệu thống kê mới nhận, những bệnh nhân mắc hen suyễn là đối tượng hàng đầu dễ bị dịch bệnh tấn công. Nếu chẳng may bị nhiễm virus thì tình trạng bệnh cũng nặng hơn và khó kiểm soát hơn.

Nỗi khổ của những người bị ho đờm và hen suyễn

Chỉ có những người mắc hen suyễn mới hiểu được nỗi thống khổ mà căn bệnh này gây ra. Ho đờm nhiều đặc quánh khiến cho cổ họng bị khàn nói chuyện khó khăn. Ho nhiều đau rát cổ họng thậm chí đêm không ngủ được vì đờm trào lên gây tắc nghẽn đường thờ. Tình trạng co thắt phế quản thường trực khiến cho người bệnh luôn cảm thấy hô hấp khó khăn. Chỉ cần làm việc nặng hay leo cầu thang một chút là có cảm giác khó thở như có tảng đá đè trước ngực. Con trẻ mắc hen suyễn thì khò khè từ ngày này sang ngày khác, ăn uống khó khăn, hễ ho một tiếng là nôn, trớ. Nửa đêm con ngủ không yên giấc, cứ đến 2 – 3 giờ sáng là bắt đầu ho như “quốc kêu”.

Triệu chứng hen suyễn ở mỗi người có thể khác nhau và những rắc rối khó khăn do bệnh tật gây ra ở mỗi người cũng không giống nhau. Nhưng dù là ở đối tượng nào, tình trạng hen diễn tiến kéo dài trong nhiều năm có thể làm chức năng phổi ngày càng kém, cơ thể ở tình trạng thiếu oxy lâu dài khiến người luôn trong tình trạng mệt mỏi, thể chất yếu, suy kiệt, miễn dịch kém, đây cũng chính là điều kiện để các virus vi khuẩn tấn công.

Nguyên nhân gây ra hen suyễn và nguy cơ khi nhiễm virus

 Theo các chuyên gia, hen suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp gây nên tăng tiết dịch nhầy, phù nề và co thắt đường thở dẫn tới hiện tượng khó thở, khò khè, nặng ngực. Viêm đường thở mạn tính trong bệnh lý hen có thể tăng nặng khi tiếp xúc với các tác nhân môi trường bất lợi.

Bàn về nguyên nhân dẫn đến hen suyễn thì cần hiểu hen là bệnh dị ứng, kết hợp di truyền và yếu tố môi trường như khói thuốc, nhiệt độ thay đổi nóng lạnh bất thường, tập thể dục quá sức, nhiễm vi khuẩn, virus...

Trong tình hình diễn biến của dịch bệnh phức tạp như hiện nay, bệnh nhân hen suyễn đặc biệt cần phòng tránh lây nhiễm virus bởi virus có thể xâm nhập dễ dàng thông qua đường hô hấp, trong khi người bị hen suyễn lại là đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nặng khi bị virus tấn công.

Các triệu chứng của hen suyễn khi nhiễm virus

Như đã đề cập ở trên, những bệnh nhân bị hen suyễn khi bị virus tấn công cùng một lúc sẽ khiến cho các triệu chứng của hen suyễn trở nên trầm trọng hơn. Cụ thể là:

- Khó thở, hoặc thở khò khè

- Ho khan, ho dai dẳng kèm theo đờm hoặc dịch nhầy có màu vàng/xanh

- Sốt

- Toàn thân mệt mỏi, đau nhức, yếu sức

- Ho nhiều dẫn tới đau, ngứa họng, đau khi nuốt

- Khó chịu khi hít thở

- Cảm giác đau tức ở ngực khi ho hoặc khi gắng sức để thở

- Đau do cơ hô hấp co thắt mạnh

Khi xuất hiện những dấu hiệu và triệu chứng trên, bạn nên nhanh chóng thực hiện các biện pháp kiểm soát cơn hen ngay tại nhà để ngăn chặn cơn hen tiến triển nặng hơn trước. Nếu có các yếu tố dịch tễ như tiếp xúc với người dương tính với virus, đi về từ vùng dịch thì cần liên hệ ngay với cơ quan y tế theo số điện thoại hotline để được hướng dẫn.

Chủ động kiểm soát hen, phòng dịch hiệu quả

Ngoài điều trị kiểm soát cơn hen tái phát, người bệnh cần điều trị dự phòng để kiểm soát bệnh, hạn chế tái phát cơn hen. Khi hen được kiểm soát hoàn toàn thì cũng sẽ giảm được nguy cơ lây nhiễm virus. Ngoài ra, bệnh nhân hen suyễn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa các tác nhân gây hen và lây nhiễm virus bằng các cách sau:

- Tránh tiếp xúc với các đối tượng nguy cơ, không đến nơi đông người;

- Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng hay các vật dụng, bề mặt nơi công cộng; Thường xuyên vệ sinh tay nắm cửa, điện thoại....

- Thường xuyên rửa tay đúng quy trình, đeo khẩu trang khi đến chỗ công cộng.

- Sử dụng khăn giấy nếu ho hoặc hắt hơi hoặc ho.

- Có chế độ dinh dưỡng tích cực để duy trì sức khỏe, tập thể dục điều độ, đúng cách, hạn chế tiếp xúc với dị nguyên như khói bụi, lông chó mèo.... Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia.

Tổng đài bác sĩ hô hấp miễn cước 1800 5454 35

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản

Phòng tái phát hen suyễn vào mùa dịch - 1

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn

Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml.

Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.

Người lớn mỗi lần uống 30ml.

Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website  hoặc  facebook.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT của Cục Quản lý Dược.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN