Ngưng thở khi ngủ - Những dấu hiệu cần lưu ý

Ngưng thở khi ngủ gây giảm oxy máu và tăng khí CO2 ở máu, tình trạng này sẽ hoạt hóa thần kinh giao cảm gây co mạch, tăng nhịp tim dẫn đến tăng huyết áp, suy tim sung huyết, loạn nhịp tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ và bệnh lý mạch máu não.

Ngưng thở khi ngủ - Những dấu hiệu cần lưu ý - 1

1. Những triệu trứng của bệnh ngưng khi thở ngủ

• Ngáy khi ngủ

• Buồn ngủ nhiều vào ban ngày: khi lái xe, đọc báo, xem ti vi

• Mệt mỏi, thiếu tập trung vào ban ngày, giảm trí nhớ

• Đau thắt ngực về đêm, thường hay tiểu đêm

• Hay giật mình thức giấc về đêm kèm theo thở gấp, ngạt thở (người nhà nhận thấy)

• Đau đầu khi thức giấc, cảm thấy không khỏe khi thức dậy vào buổi sáng

• Béo phì, thừa cân

• Phì đại amidan, vẹo vách ngăn

• Giảm ham muốn, buồn bã, lo âu,

• Tăng huyết áp

• Vòng cổ to >40 cm

2. Vậy ngưng thở khi ngủ là gì?

Bình thường, đường hô hấp trên được nâng đỡ bởi các cấu trúc xương nhỏ, sụn bao quanh mũi và vùng hầu họng, giúp cho đường thở không bị xẹp trong lúc ngủ, không khí vẫn lưu thông từ mũi và miệng vào trong phổi một cách dễ dàng. Tuy nhiên, đối với người bị hội chứng ngưng thở khi ngủ, những thành phần mô mềm như lưỡi và sụn của vùng hầu họng, bị tụt vào trong đường thở kèm kích thước của đường hô hấp trên bị giảm do sự phì đại quá mức của mô mềm bao xung quanh đường hô hấp, dẫn đến xẹp đường hô hấp trên một phần hoặc hoàn toàn, gây tắc nghẽn lưu lượng khí, kết hợp với giảm tín hiệu thần kinh đến các cơ hô hấp trong lúc ngủ và do đó gây ra ngưng thở.

3. Những tác hại của Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ gây giảm oxy máu và tăng khí CO2 ở máu, tình trạng này sẽ hoạt hóa thần kinh giao cảm gây co mạch, tăng nhịp tim dẫn đến tăng huyết áp, suy tim sung huyết, loạn nhịp tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ và bệnh lý mạch máu não.

Ngoài những yếu tố nguy cơ tim mạch đã biết như hút thuốc lá, đái tháo đường và rối loạn lipid máu, thì hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng làm tăng nguy cơ tim mạch lên gấp 3 lần.

Các nghiên cứu cũng chứng rỏ rằng nguy cơ tử vong, tăng huyết áp gia tăng khi tổng số đợt ngưng thở khi ngủ trong 1 giờ càng gia tăng.

4. Chẩn đoán – điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ như thế nào?

Ngày 25/07/2015 vừa qua, buổi hội thảo chuyên đề tầm soát hội chứng ngưng thở khi ngủ vừa diễn ra tại bệnh viện quốc tế city, quận Bình Tân, TP.HCM với bài thuyết trình của ThS.BS. Hoàng Chân Phương – Khoa Nội – Bệnh Viện Quốc Tế City (CIH) cùng đông đảo người dân tham gia, qua đó các bệnh nhân sẽ được hướng dẫn chi tiết về cách nhận biết các mức độ khác nhau của bệnh, các phương pháp điều trị thích hợp.

Ngưng thở khi ngủ - Những dấu hiệu cần lưu ý - 2

Thạc Sỹ, Bác Sỹ Hoàng Chân Phương – khoa nội – Bệnh Viện Quốc Tế City trao đổi với người dân về hội chứng ngưng thở khi ngủ

Tại khoa nội – bệnh viện quốc tế city, khi đến khám hoặc tư vấn về hội chứng ngưng thở khi ngủ, các bệnh nhân sẽ nhận được sự tư vấn trực tiếp từ ThS.BS. Hoàng Chân Phương Bệnh nhân sẽ được gắn các điện cực theo dõi, đeo máy đo độ bão hòa oxy ở ngón tay, đeo dây đai ở ngực để theo dõi cử động hô hấp của ngực và bụng, đeo dây oxy ở mũi để đo lưu lượng khí qua mũi... Phương pháp này sẽ thực hiện tại nơi theo dõi giấc ngủ được thiết kế đầy đủ tiện nghi giống như ở nhà để tạo cho bệnh nhân có một giấc ngủ tự nhiên như thường ngày.

Liên hệ ngay tới khoa nội – Bệnh Viện Quốc Tế City nếu bạn có các triệu trứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Ngưng thở khi ngủ - Những dấu hiệu cần lưu ý - 3

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân

Hotline: 01203.954.376

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN